google.com, pub-6277401358830299, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ Cứu Nạn

Phật Giáo, Uncategorized

Tóm Tắt Nội Dung

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát Là Ai?

Đức Quán Thế Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Hình ảnh  của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát

Đại nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ tát cứu khổ cứu nạn

Kết luận

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát Là Ai?

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, tiếng Phạn gọi là Avalokitesvara Bodhisattva, nghĩa là vị Bồ Tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại.

Một trong những vị Bồ Tát được tôn kính nhất ở Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á, Việt Nam là Đức Avalokiteshvara (Đức Quán Thế Âm Bồ Tát). Người Tây Tạng gọi Ngài là Chenrezig, người Trung Quốc gọi là Kuan Yin Pu Sa.

Do Ngài quán sát âm thanh một cách tự tại mà chứng được bản thể chân thường của vũ trụ. Nơi nào, lúc nào trong vũ trụ có tiếng chúng sinh đau khổ, kêu cầu thì Ngài hiện thân cứu độ rất tự tại.

Ví như có nhiều người đang ngủ mê, có một người tỉnh thức, người ấy đánh thức những người còn lại đang ngủ mê. Người tỉnh thức đó gọi là bậc giác ngộ như chư Phật, Bồ Tát, kẻ ngủ mê là chúng sinh. Quán Thế Âm Bồ Tát được ví như Người đánh thức những người đang ngủ mê trong ngôi nhà đó.

Đức Quán Thế Âm Bồ tát cứu khổ cứu nạn
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Đức Quán Thế Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Vì Ngài đã giác ngộ, biết rõ chân lý của vũ trụ, chứng được phép “nhĩ căn viên thông”, nghe thông suốt hết thảy âm thanh của vũ trụ, như người đã thức dậy rồi trong ngôi nhà “vũ trụ” kia, nghe biết hết thảy chân tướng các sự vật, động tịnh trong ngoài.

Cho nên chúng sinh nào xưng niệm danh hiệu Ngài liền được Ngài “tầm thanh cứu khổ”, giải thoát khỏi tai ách, hoạn nạn. Ngài đã chứng được bản thể của âm thanh vốn dĩ là không, vô thường, vô ngã nên Ngài thường được tôn xưng là Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn.

Bồ tát Quán Thế Âm còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại chỉ xuất hiện và xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển Đại thừa như Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Pháp hoa, Bát nhã Tâm kinh, Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Đại Từ Đà la ni, Chuẩn đề Đà la ni…

Và rất nhiều các ký, sớ, giải, luận về Bồ tát. Ngài được xem là vị Đại bi (trong kinh Pháp hoa) nguyện cứu độ tất cả chúng sinh và Đại trí (trong Bát-nhã Tâm kinh) liễu ngộ năm uẩn đều là không.

Bồ tát Quán Thế Âm được quan niệm là hình ảnh phụ nữ, là mẹ, là Phật… có lẽ dính dáng đến nguyên lý Mẹ mà rất nhiều văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo… theo đó đều có các thánh nữ.

Đặc biệt, trong Phật giáo Mật tông Tây Tạng có thờ thánh mẫu Tara gồm nhiều vị. Truyền thuyết cho rằng vị Tara (tiêu biểu là Tara Xanh) được sinh ra từ nước mắt của Đức Quán Thế Âm; rằng trong kiếp xa xưa, mẹ Tara đã là một vị công chúa quyết tâm tu, quyết giữ hình hài nữ giới cho đến khi thành Phật.

Đức Quán Thế Âm Bồ tát cứu khổ cứu nạn
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Hình ảnh  của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát

Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn, nêu rất rõ và rất ấn tượng về ý nghĩa cứu khổ cứu nạn vẫn được coi là tượng trưng cho hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn.

Kinh cho ta thấy Quán Thế Âm Bồ Tát là hình tượng nổi bật nhất của Đại Từ bi; những hóa thân của ngài gồm 33 hay 35 hình tướng để có thể thuận tiện cứu khổ cho chúng sinh.

Lòng Đại từ bi ấy có thể xem như lòng mẹ đối với con cái, lại phù hợp với truyền thống của nhiều tôn giáo có một vị nữ được ví như là Mẹ của tất cả: Đức mẹ Kali, Đức mẹ Maria, Đức Mẫu…

Do đó, mặc dù Bồ tát Quán Thế Âm có thể hóa thân thành Phật, Bích chi, Thanh văn, Phạm vương, Tự tại thiên, Đại Tự tại thiên, Đại tướng quân, Tỳ sa môn Thiên vương… Tiểu vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la-môn, nam nữ Tỳ kheo… nét nổi bật nhất của hóa thân ngài vẫn là hình ảnh phụ nữ, hình ảnh mẹ hiền.

Đại nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ tát cứu khổ cứu nạn

Nguyện Thứ Nhất:

Khi thành Bồ Tát
Danh hiệu tôi: Tự Tại Quán Âm
Mười hai lời nguyện cao thâm
“Nghe tiếng cứu khổ” Quán Âm thề nguyền. 

Nguyện Thứ Hai:

Không nài gian khổ
Quyết một lòng cứu độ chúng sanh
Luôn luôn thị hiện biển đông
Vớt người chìm đắm, khi dông gió nhiều.

Nguyện Thứ Ba:

 Ta Bà ứng hiện
 Chốn U Minh nhiều chuyện khổ đau
 Oan oan tương báo hại nhau
 Nghe tiếng than thở, mau mau cứu liền. 

Nguyện Thứ Tư:

 Hay trừ yêu quái
 Bao nhiêu loài ma quỉ gớm ghê
 Độ cho chúng hết u mê
 Dứt trừ nguy hiểm, không hề nhiễu nhương. 

Nguyện Thứ Năm:

 Tay cầm Dương Liễu
 Nước cam lồ rưới mát nhân thiên
 Chúng sanh điên đảo, đảo điên
 An vui mát mẻ, ưu phiền tiêu tan. 

Nguyện Thứ Sáu:

 Thường hành bình đẳng
 Lòng từ bi thương xót chúng sanh
 Hỷ xả tất cả lỗi lầm
 Thường hành bình đẳng, chúng sanh mọi loài. 

Nguyện Thứ Bảy:

 Dứt ba đường dữ
 Chốn ngục hình, ngạ quỉ, súc sanh
 Cọp beo . . ., thú dữ vây quanh
 Quán Âm thị hiện, chúng sanh thoát nàn. 

 Nguyện Thứ Tám:

 Giải thoát còng la
 Nếu tội nhân sắp bị khảo tra
 Thành tâm lễ bái thiết tha
 Quán Âm phò hộ, thoát ra nhẹ nhàng. 

Nguyện Thứ Chín:

 Cứu vớt hàm linh
 Trên con thuyền Bát Nhã lênh đênh
 Bốn bề biển khổ chông chênh
 Quán Âm độ hết, đưa lên Niết Bàn. 

Nguyện Thứ Mười:

 Tây Phương tiếp dẫn
 Tràng hoa thơm, kỹ; nhạc, lộng tàn
 Tràng phan, bảo cái trang hoàng
 Quán Âm tiếp dẫn, đưa đàng về Tây. 

Nguyện Thứ Mười Một:

 Di Đà thọ ký
 Cảnh Tây Phương, tuổi thọ khôn lường
 Chúng sanh muốn sống miên trường
 Quán Âm nhớ niệm, Tây Phương mau về. 

Nguyện Thứ Mười Hai:

 Tu hành tin tấn
 Dù thân nầy tan nát cũng đành
 Thành tâm nghiêm chỉnh thực hành
 Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời. 

Kết luận

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát quan sát chúng sinh khổ đau trong thế gian mà khởi lòng đại bi, đoạn trừ phiền não, làm cho chúng sinh được an lạc.

Ngài là hình ảnh của đại từ đại bi, của tình thương bao la, vì bi nguyện độ sinh, Ngài có thể hóa hiện từ trên thân Phật, dưới cho đến thân quỷ dạ xoa, la sát để hóa độ chúng sinh. Chính sự hóa thân đó đã làm cho hình ảnh của Ngài nói riêng, Phật giáo nói chung trở nên năng động và tích cực hơn trong việc cứu khổ độ sinh vậy.

Niệm thần chú 6 âm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn.

Tiếng Việt: “Án Ma Ni Bát Di Hồng”

Tiếng Phạn: “Om Mani Padme Hum”.

Chia sẽ cùng bạn bè quốc tế

Watch Om Mani Padme Hum

Hãy chia sẻ về Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn, để lan tỏa sự màu nhiệm của Ngài.

Tổng hợp & dịch từ: Thư viện Hoa Sen, Tuyenphap, Wikipedia, Meditation Melody

Đóng góp duy trì:

Qua MOMO https://nhantien.momo.vn/1OSnF4fCTrj

Paypal https://paypal.me/meditationmelody

Hãy theo dõi chúng tôi:

Thanh Âm Thư Giãn + Meditation Meloady

Tiktok Thanh Âm Thư Giãn

Sagomeko Internet Marketing Services Trà Sữa Đài Loan Hokkaido Vietnam Du lịch Đất Mũi Cà Mau Bracknell Berks Funeral celebrant

Đọc thêm các bài viết chính:

Phật Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phật Dược Sư Lưu Ly Vương Quang, Liên Hoa Sanh Guru Rinpoche, Lục Độ Phật Mẫu – Tara.Lục Tự Đại Minh Chú, Chú Đại Bi Tiếng Việt, Chú Đại Bi tiếng Hoa, Chú Đại Bi tiếng Phạn, Chú Lăng Nghiệm, Chú Tiêu Tai Cát Tường, Chú Vãng Sanh, Chú Om Ah Hum

Thanh Âm Thư Giãn chân thành cảm ơn.

Philanthropist list
Danh sách ủng hộ 4 & 5/2023
Anh Nhân *** tk thẻ 200.000 VNĐ Chị Loan *** tk momo 150.000 VNĐ Chú Khoa *** tk thẻ 300.000 VNĐ Thầy *** Huệ Paypal 25 USD Alex *** Paypal 20 USD *** Trân trọng tấm lòng của Quý vị! We appreciate your kindness and generosity.
Philanthropist list
Danh sách ủng hộ 4 & 5/2023
Anh Nhân *** tk thẻ 200.000 VNĐ Chị Loan *** tk momo 150.000 VNĐ Chú Khoa *** tk thẻ 300.000 VNĐ Thầy *** Huệ Paypal 25 USD Alex *** Paypal 20 USD *** Trân trọng tấm lòng của Quý vị! We appreciate your kindness and generosity.

Pin It on Pinterest