google.com, pub-6277401358830299, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Bồ Tát Phổ Hiền – Học Theo 10 Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát trong đời sống

Phật Giáo, Uncategorized

Tóm Tắt Nội Dung

Bồ Tát Phổ Hiền là ai?

10 Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát

Bàn Về 10 Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát

Kết Luận Về 10 Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát

Bồ Tát Phổ Hiền là ai?

Phổ Hiền dịch âm là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la, hoặc Tam-mạn-đà Bạt-đà (Samntabhadra). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ.

Ngài còn được biết là Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, Phổ Hiền Như Lai. Bồ Tát Phổ Hiền là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo (tứ đại Bồ tát là Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Phổ Hiền).

Bồ tát Phổ Hiền và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.
Bồ Tát Phổ Hiền, Phổ hiền bồ tát, đại hạnh phổ hiền bồ tát
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Bồ Tát Phổ Hiền – Học Theo 10 Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát trong đời sống

Nếu như Bồ tát Văn Thù đại biểu cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật.

Các ngài cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Mật Tông xưng tụng Bồ tát Phổ Hiền là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Ngài còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa.

Khi Đức Phổ Hiền Bồ Tát chưa xuất gia học đạo, Ngài làm con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng-đà-nô. Danh hiệu Phổ Hiền xuất hiện trước tiên trong kinh Mạn Ðà La Bồ Tát, về sau xuất hiện ở nhiều kinh khác như kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa nên trở thành phổ biến.

Phổ Hiền Bồ Tát, Bồ Tát Phổ Hiền, Đức Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Hạnh Bồ Tát Phổ Hiền
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Bồ Tát Phổ Hiền – Học Theo 10 Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát trong đời sống

10 Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát

Trong pháp hội Hoa Nghiêm

Ngài Phổ Hiền Bồ tát sau khi khen ngợi công đức thù thắng của Phật đã nói với đại chúng rằng muốn trọn nên công đức như Phật thì phải tu mười điều rộng lớn:

10 Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát

  • Một là lễ kính các đức Phật.
  • Hai là khen ngợi các đức Như Lai.
  • Ba là rộng sắm đồ cúng dường.
  • Bốn là sám hối các nghiệp chướng.
  • Năm là tùy hỷ các công đức.
  • Sáu là thỉnh đức Phật thuyết pháp.
  • Bảy là thỉnh đức Phật ở lại đời.
  • Tám là thường học đòi theo Phật.
  • Chín là hằng thuận lợi ích chúng sanh.
  • Mười là hồi hướng khắp tất cả.

Bàn Về 10 Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát

1. Lễ kính chư Phật (Venerating all Buddhas)

Ngày nay Phật không còn nữa cho nên chúng ta kính lễ ai? Chúng ta đảnh lễ tượng Phật. Chúng ta đảnh lễ các tháp miếu thờ Phật. Chúng ta đảnh lễ các di tích mà Phật đã sinh sống, đã đi qua, đã hành đạo hay khi Phật nhập Niết Bàn, đảnh lễ xá lợi Phật.

Chúng ta còn đảnh lễ tất cả các vị hiền-thánh đã tu theo Phật, các thiện tri thức đang hoằng dương chánh pháp.Chúng ta còn đảnh lễ tất cả những ai có hạnh từ bi, có lòng khoan dung, có ý thiện lành, có tâm bố thí, có hạnh nhẫn nhục.

Đảnh lễ những đức tính cao quý này chính là đảnh lễ chư Phật vậy. Nhưng khi đảnh lễ, theo ngài Phổ Hiền, chúng ta phải nguyện thanh thịnh ba nghiệp Thân-Khẩu-Ý chứ không phải đảnh lễ khơi khơi cho có lệ.

Tức là thành tâm quy kính nương tựa nơi Phật bảo, là đấng phước trí vẹn toàn và tình thương không bờ bến.  Phật dạy mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, tức là đều có hạt giống Phật trong tâm.  Vậy, lễ kính chư Phật còn có thể hiểu trong ngôn ngữ hiện đại là Tôn Trọng Tha Nhân. 

Tôn trọng mỗi mỗi con người, tôn trọng mỗi mỗi mạng sống, và giúp người cơ hội phát huy Phật tánh sẳn có của mình. Như trong phạm vi gia đình, nếu con cái tôn trọng cha mẹ và ngược lại, cha mẹ tôn trọng con cái, thì mọi người đều được hạnh phúc và có nhịp cầu cảm thông. 

Phổ Hiền Bồ Tát, Bồ Tát Phổ Hiền, Đức Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Hạnh Bồ Tát Phổ Hiền
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Bồ Tát Phổ Hiền – Học Theo 10 Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát trong đời sống

2. Xưng tán Như Lai (Praising the Thus Come One-Tathagata):

Theo kinh điển, trong tất cả các pháp hội, trước khi trình bày trước đại chúng, các hàng đại Bồ tát, đại sĩ, thiện tri thức đều khen ngợi các đấng Như Lai. Như vậy, khởi đầu các buổi thuyết pháp, thay vì đi ngay vào đề tài, chúng ta nên nói lời tán Phật giống như Đức Phật còn tại thế.

Như Lai là đấng Giác Ngộ.  Đấng đi vào thế giới khổ đau từ cảnh giới chân như thanh tịnh.  Ta xưng tán Như Lai là ngợi khen, tri ân, và cung đón sự đến của Ngài với chúng ta. 

Trong các kinh, đức Phật thường hay khen ngợi “hay thay, hay thay” với đệ tử của Ngài. Ban tặng lời khen chân thành không giả dối xu nịnh cho tha nhân là giúp họ phát triển lòng tự tin. 

Không có lòng tự tin thì làm sao một người dám bước lên hành trình chuyển hoá chính mình.  Cha mẹ mà khen ngợi con cái thì con cái sẽ tiếp tục làm những việc tốt. 

Thầy Tổ mà khen ngợi đệ tử thì đệ tử sẽ nỗ lực tu học.  Lãnh đạo mà khen ngợi nhân viên là giúp cho nhân viên thấy được điểm mạnh của mình…Khen ngợi giúp cho người phát hiện được chân như Phật tánh tiềm ẩn trong họ. 

Khen ngợi người cũng giúp ta bỏ tâm kiêu căng, coi mình là nhất.  Được khen ngợi, tha nhân có lòng tự tin hăng say làm việc Đạo.

3. Quảng Tu Cúng Dường (Offering universally):

Là dâng cúng lên ngôi Tam Bảo.  Phật dạy cúng dường phải hội đủ 5 phần (ngũ phần hương): 1/ hương của giới (kỷ luật), 2/ định (an trụ), 3/ huệ (trí tuệ giác ngộ), 4/ giải thoát (vượt qua mọi chướng ngại), và 5/ giải thoát tri kiến (cái nhìn thoáng rộng, không phân biệt ta và người, không chấp trước). 

Lại nữa, Phật dạy, phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật; vì lẽ đó, chúng ta tu học theo Ngài Phổ Hiền là phụng sự chúng sanh theo tinh thần ngũ phần hương (làm việc trong tinh thần kỹ luật, tương kính, làm việc với tâm an trụ và vui vẻ, làm việc có tổ chức và khoa học, làm việc với tinh thần phục khó.

Ngày nay Phật không còn nữa chúng ta cúng dường ai? Chúng ta cúng dường chư Tăng/ni để chư Tăng/ni có phương tiện sinh sống và tu học.

Tuy nhiên chúng ta phải nhớ rằng chư Tăng/ni không phải là Phật mà chỉ là đệ tử của Phật còn đang tu học, cho nên chúng ta chỉ cúng dường cho những ai giới hạnh trang nghiêm. Tuyệt đối không cúng dường cho những ai hành tà đạo, xa lìa giới luật và sống đời phóng dật.

Tuy nhiên cúng dường chúng sinh là quan trọng nhất.

Chúng ta có rất nhiều cách cúng dường chúng sinh như: Mở trường học, xây nhà thương, giúp đỡ học sinh nghèo, cưu mang trẻ mồ côi, giúp người cô đơn bạc phước, xây cầu, tặng nhà tình nghĩa, cơm chay miễn phí, an ủi người khi hoạn nạn…đều là những hành vi cao quý.

Đức Phật dạy rằng hằng thuận vì lợi ích chúng sinh là cúng dường chư Phật.

Phổ Hiền Bồ Tát, Bồ Tát Phổ Hiền, Đức Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Hạnh Bồ Tát Phổ Hiền
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Bồ Tát Phổ Hiền – Học Theo 10 Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát trong đời sống

4. Sám Hối Nghiệp Chướng (Repenting unwholesome deeds):

Chỉ có bậc tri thức, kẻ thiện lương mới thấy mình lỗi lầm. Kẻ hung ác không bao giờ thấy mình sai trái. Sám hối để lương tâm thanh thản và nhắc nhở chúng ta sẽ không còn làm chuyện xấu nữa. Sám hối là một phương thuật để tu hành.

Thân chúng ta đã gây ra nhiều nghiệp chẳng trọn lành (unwholesome), lời nói chúng ta đã gây nhiều đau khổ buồn giận cho người, ý chúng ta đã mưu đồ bao gian kế.  Những nghiệp chướng đó từ vô thủy cho đến nay chồng chất tạo ra thân mạng và hành động ngày hôm nay. 

Chúng ta nhất tâm xin sám hối.  Sám hối bằng cách thân làm những việc thiện, miệng nói những lời an ủi đến tha nhân, và ý nghĩ suy những điều tốt đẹp, những phương chước giúp đời.  Sám hối nghiệp chướng là chuyển hóa nghiệp xấu.

5.  Tùy Hỷ Công Đức (Rejoicing in the good deeds of others)

Chúng ta phải thấy rằng làm thiện nguyện giúp đời là niềm vui. Làm thiện nguyện là nuôi dưỡng tâm lành là nâng cao phẩm giá. Một đất nước sẽ hùng mạnh nếu có nhiều người tham gia thiện nguyện. Một siêu cường hay đế quốc cũng sẽ sụp đổ nếu con người chỉ biết ích kỷ, sống cho mình.

Bảo nhau làm sạch đường phố là tùy hỷ công đức. Bảo nhau dọn vệ sinh các bãi rác, biển hồ sông suối, cho công viên khang trang sạch sẽ là tùy hỷ công đức. Bảo vệ môi trường là tùy hỷ công đức. Bảo vệ loài tôm cá, bảo vệ rừng để cân bằng sinh thái là tùy hỷ công đức.

Tới chùa làm công quả, dọn dẹp vệ sinh, giữ gìn an ninh trật tự cho các buổi lễ lớn là tùy hỷ công đức. Của ít lòng nhiều, không cứ là bao nhiêu đem cúng chùa là tùy hỷ công đức.

Công đức không tùy thuộc khối lượng khổng lồ mà là sự tăng trưởng tâm lành ngay trong chính con người mình.

  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Bồ Tát Phổ Hiền – Học Theo 10 Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát trong đời sống

6. Thỉnh Chuyển Pháp Luân (Petitioning the Dharma Wheel to be turned)

Khi đức Thế Tôn thuyết bài pháp đầu tiên, Ngài đã so sánh nó như là chuyển bánh xe.  Bánh xe đưa chiếc xe tình thương và trí tuệ chuyên chở chúng sanh đến nơi an toàn. Bánh xe chánh pháp xoay chuyển mở ra không gian của tình thương rộng lơn.

Mời thỉnh chư Phật chuyển bánh xe chánh pháp là xin Phật khai triển Pháp giới cho chúng sanh nương trú. Chúng ta cùng nhau mời gọi bao con tim mở rộng tình thương tạo nên một thế giới nhân bản và mẫn cảm hơn với nỗi đau của tha nhân. Thỉnh chuyển pháp luân là mở rộng vòng tay từ ái.

Ngày nay Phật không còn nữa cho nên chúng ta phải khuyến khích và kính trọng các đạo sư giảng pháp. Khi pháp Phật lan truyền thì đạo còn và Phật vẫn còn ở với chúng ta.

Khi Phật pháp suy tàn, không còn ai nhắc nhở tới nữa thì đạo diệt và Phật cũng không còn. Thế nhưng chúng ta phải biết phân biệt thế nào là tà sư thế nào là đạo sư.

Có năm tiêu chuẩn để thẩm định điều người đang nói, đang giảng là chánh pháp. Giảng sư dù có nói gì đi nữa thì nó phải nằm trong Ngũ Pháp Ấn, đó là: Khổ, Vô Thường, Nhân-Quả, Tánh Không và Niết Bàn.

Ví dụ, một người trổ hết tài hùng biện nhưng chỉ nói về phép mầu, Thiên Đàng, Địa Ngục, ban phúc, giáng họa, chỉ tập trung vào cầu nguyện van vái mà không có pháp tu chứng trên bản thân mình… không hề nói tới Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế thì chắc chắn đó là tu sĩ ngoại đạo, không phải đạo sư, không phải là đệ tử của Phật.

7. Thỉnh Phật Trụ Thế (Pleading Buddha to remain in the world)

Tất cả những việc làm của chúng ta sẽ thiếu chân chánh nếu không có sự hướng đạo của Phật tánh. Khi không nương theo Phật tánh thì mọi sự dù tốt trên hình thức cũng dễ dàng thành ma sự. 

Chúng ta thỉnh Phật hiển hiện sáng ngời trong tâm ta và hướng dẫn ta trên con đường Bồ Tát Đạo.

Bây giờ Đức Phật đã nhập niết bàn hơn 2000 năm, làm sao thỉnh Phật ở mãi với chúng ta? Thế nhưng muốn Phật vẫn còn ở mãi với chúng ta, có hai cách:

– Hoằng dương chánh pháp. Chúng ta phải làm thế nào để khắp nơi được biết về đạo Phật, hiểu về đạo Phật rồi tu theo Phật.

– Mỗi Tăng/ni phải là hình ảnh sống động của Phật. Nếu Tăng/ni hư đốn, thuyết pháp thì nói toàn chuyện trên trời dưới biển mà tham – sân – si vẫn còn, đạo hạnh không có, vướng mắc vào những xấu xa của thế tục… thì đạo suy tàn và Phật cũng chẳng còn ai nhắc nhở tới nữa.

Hiện nay có thể Đức Đạt Lai Lạt Ma là hình ảnh tiêu biểu của Phật Giáo, một đại đệ tử của Phật hoàn hảo về hai phương diện Từ Bi và Trí Tuệ.

Khi nào thấy Tăng/ni mà như thấy Phật thì đạo hưng thịnh và Phật vẫn còn ở với chúng ta. Khi nào thấy Tăng/ni mà xa lánh thì đạo diệt.

  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Bồ Tát Phổ Hiền – Học Theo 10 Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát trong đời sống

8. Thường tùy Phật học (Persistent in pursuing the Path)

Trên bước đường thực hành Bồ Tát Đạo, chúng ta luôn trao dồi giáo lý về Tình thương, Lòng vị tha, và Tâm giác ngộ.  Khi làm việc nhiều, chúng ta dễ sao lãng việc thực tập và dễ bị rơi vào tâm lý giãi đãi, lệ thuộc vào người khác.  Thường tùy Phật học là tự giác nổ lực vun bồi hạt giống phật.

Thường học đòi theo Phật là thể hiện những gì Phật dạy nơi chính bản thân mình chứ không phải tối ngày tụng niệm những gì Phật dạy. Đạo Phật không phải là đạo để thuyết giảng, không phải đạo của nghi thức thờ phượng, mà phải thể hiện ngay trên bản thân mình.

Sự chứng đắc được hiển lộ qua lời ăn, tiếng nói, cách đi đứng nằm ngồi, cách cư xử, cách hành động lúc nào cũng an nhiên, tự tại, uy nghiêm nhưng từ bi, sống ở trên đời, làm việc đời việc đạo nhưng không vướng mắc chuyện đời. Như thế mới là học đòi theo Phật.

9.  Hằng thuận chúng sanh (Flexibly and skillfully helping all sentient beings)

Chúng sinh từ vô thủy đã sống trong tham – dục. Hàng Bồ tát tu theo Phật phải nương theo tham – dục của chúng sinh để giáo hóa chúng sinh. Chúng sinh có thể chỉ đến chùa cầu tài, cầu lộc. Nhưng Bồ tát nương theo đó mà giảng về lòng tham và thế nào là tu phước.

Chúng sinh có thể đến chùa để xin dâng sao giải hạn nhưng Bồ tát nương theo đó mà giảng về nghiệp báo và nhân quả. Chúng sinh có thể đến chùa vì khủng hoảng tinh thần, Bồ tát nhân đó mà giảng về hạnh vô úy.

Chúng sinh đến chùa xin làm lễ thành hôn (hằng thuận), dù biết rằng ái dục là cội nguồn của khổ đau và sinh tử tương tục nhưng bồ tát nhân đó giảng về đạo vợ chồng và hiếu đạo.

Chúng sinh có thể đến chùa nói rằng, “Con bị ma nhập, quỷ ám”. Bồ tát có thể tụng cho nạn nhân một thời kinh rồi khuyên nạn nhân về nhà tập thể dục, ăn chay, tụng kinh sám hối, niệm Phật. Nếu có thể thực hành Thiền Quán cho tình thần trở nên sáng suốt dũng mãnh…hy vọng có thể qua khỏi.

Nói tóm lại, người tu hành theo Phật vừa lấy cứu cánh là giải thoát bản thân nhưng cũng lấy mục tiêu giúp đời. Do đó những gì lợi lạc, an vui cho chúng sinh thì bBồ tát nguyện làm. Như thế mới gọi là hằng thuận lợi ích chúng sinh.

10.  Phổ Giai Hồi Hướng (sharing merits universally)

 Hồi hướng là mang ra san sẻ phước báo của mình đến muôn loài. Trong Phật giáo, phước báo đóng vai trò quan trọng.  Phước báo có hữu lậu và vô lậu. 

Chẳng hạn như làm việc thiện, bố thí cúng dường, thì sanh nhân giàu sang, nhưng được giàu sang rồi mà không lo tu thì cũng bị sa đọa .  Hồi hướng là chia sẽ phước báo đến người. 

Khi chúng ta giàu mà xung quanh chỉ toàn những người nghèo, thì thử hỏi có vui gì? Khi đó, loạn tặc sẽ khắp nơi, ai ai cũng nơm nớp lo sợ, môi trường bị ô nhiễm, dù giàu mà vẫn phải hít bụi bặm và uống nước ô nhiễm thì đâu phải là hạnh phúc hoàn toàn . 

Hồi hướng là đem công đức mà mình tạo được gieo duyên lành để tương lai có một cuộc sống an lành sung túc biết hướng thiện, làm lành, và luôn giữ được tâm Bồ Đề. 

Hồi hướng còn là bỏ tâm tham chấp muốn giữ hết phước cho mình hay chấp thấy đo lường công quả hơn thua.  Hồi hướng là tạo ra pháp giới rộng lớn cho mình trong hiện tại và mai sau, là sống với tâm rộng rãi.

Phổ Hiền Bồ Tát, Bồ Tát Phổ Hiền, Đức Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Hạnh Bồ Tát Phổ Hiền
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Bồ Tát Phổ Hiền – Học Theo 10 Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát trong đời sống

Kết Luận Về 10 Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát

Theo như hạnh nguyện của ngài Phổ Hiền, người tu hành không thể thành Phật thành Bồ tát, không thể chứng quả nếu không phát nguyện đời đời, kiếp kiếp làm lợi lạc cho chúng sinh, coi chúng sinh như cha mẹ mình. Vậy thì hạnh nguyện của ngài Phổ Hiền rất phù hợp với thời đại ngày hôm nay.

Do đó, ngoài hàng ngũ xuất gia, hàng cư sĩ và Phật tử tại gia vẫn có thể tu theo hạnh nguyện Phổ Hiền. Đọc tụng mỗi ngày và tùy duyên, tùy hoàn cảnh mà làm bất cứ việc gì, dù nhỏ bé mà lợi lạc cho đời là tu theo ngài Phổ Hiền.

Tóm lại, 10 đại hạnh Phổ Hiền Bồ tát là kim chỉ nam hướng dẫn đời sống tu học và làm việc thiện. Nó cũng là chìa khóa để đi đến hạnh phúc và giải thoát cho mình và cho người.

Chúng ta hãy thể nghiệm 10 hạnh nguyện này trong cuộc sống và Phật sự từ thiện xã hội để mang an vui, lợi lạc đến cho mình và người. Thế giới này sẽ trở thành Cực Lạc nếu mỗi ngày, mỗi lúc, mỗi nơi có thêm một ngài Phổ Hiền Bồ Tát.

Đóng góp duy trì:

Qua MOMO https://nhantien.momo.vn/1OSnF4fCTrj

Paypal https://paypal.me/meditationmelody

Hãy theo dõi chúng tôi:

Thanh Âm Thư Giãn + Meditation Meloady

Tiktok Thanh Âm Thư Giãn

Sagomeko Internet Marketing Services Trà Sữa Đài Loan Hokkaido Vietnam Du lịch Đất Mũi Cà Mau Bracknell Berks Funeral celebrant

Đọc thêm các bài viết chính:

Phật Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phật Dược Sư Lưu Ly Vương Quang, Liên Hoa Sanh Guru Rinpoche, Lục Độ Phật Mẫu – Tara.Lục Tự Đại Minh Chú, Chú Đại Bi Tiếng Việt, Chú Đại Bi tiếng Hoa, Chú Đại Bi tiếng Phạn, Chú Lăng Nghiệm, Chú Tiêu Tai Cát Tường, Chú Vãng Sanh, Chú Om Ah Hum

Thanh Âm Thư Giãn chân thành cảm ơn.

Philanthropist list
Danh sách ủng hộ 4 & 5/2023
Anh Nhân *** tk thẻ 200.000 VNĐ Chị Loan *** tk momo 150.000 VNĐ Chú Khoa *** tk thẻ 300.000 VNĐ Thầy *** Huệ Paypal 25 USD Alex *** Paypal 20 USD *** Trân trọng tấm lòng của Quý vị! We appreciate your kindness and generosity.
Philanthropist list
Danh sách ủng hộ 4 & 5/2023
Anh Nhân *** tk thẻ 200.000 VNĐ Chị Loan *** tk momo 150.000 VNĐ Chú Khoa *** tk thẻ 300.000 VNĐ Thầy *** Huệ Paypal 25 USD Alex *** Paypal 20 USD *** Trân trọng tấm lòng của Quý vị! We appreciate your kindness and generosity.

Pin It on Pinterest