google.com, pub-6277401358830299, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh – Bản Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Âm Thanh Chữa Lành, Niệm Phật, Phật - Bồ Tát, Phật Giáo Đại Thừa, Uncategorized

Tóm Tắt Nội Dung

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Là?

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Tâm kinh Tuệ Giác Qua Bờ

Bản Dịch Thơ

The Insight that Brings Us to the Other Shore

Bản Tiếng Anh

Tải Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh PDF, bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Download Prajnaparamitahridaya Sutra PDF – Thich Nhat Hanh

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Là?

Bát Nhã Tâm Kinh Tiếng Phạn, Bát Nhã Ba La Mật, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, heart sutra in English, heart sutra in Sanskrit, Bát Nhã Tâm Kinh
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh (Prajnaparamitahridaya Sutra) là một trong các kinh căn bản và phổ thông của Phật Giáo Ðại Thừa. Bài kinh nầy là một trong các bài kinh của bộ Bát Nhã kết tập tại Ấn Ðộ qua bảy thế kỷ, từ năm 100 T.C.N. đến 600 C.N.

Khi được truyền sang Trung Hoa, Tâm Kinh đã được nhiều vị cao tăng chuyển dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán: ngài Cưu Ma La Thập dịch vào khoảng năm 402-412 C.N., ngài Huyền Trang dịch năm 649 C.N., ngài Nghĩa Huyền (700 C.N.), ngài Pháp Nguyệt (732 C.N.), ngài Bát Nhã và Lợi Ngôn (790 C.N.), ngài Trí Tuệ Luận (850 C.N.), ngài Pháp Thành (856 C.N.) và ngài Thi Hộ (980 C.N.).

Trong các bản dịch nầy, bản dịch của ngài Huyền Trang là phổ thông nhất. Riêng tại Việt Nam, bản dịch của ngài Huyền Trang được chuyển sang chữ quốc ngữ Hán Việt và thường dùng để trì tụng hằng ngày.

Quý vị cao tăng cũng có phát hành nhiều sách để giải thích nghĩa kinh, trong đó các sách của quý Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Thích Thanh Từ, và Thích Nhất Hạnh là phổ thông nhất.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Ma Ha Bát Nhã, Ma Ha Bát Nhã Tâm Kinh, Bát Nhã Tâm Kinh, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn với bút danh Nguyễn Lang, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam.

Ông sinh ra ở Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, ông đã sống lưu vong tại Pháp hơn 40 năm. Ông đã về nước và hiện sống tại Huế kể từ năm 2018.

Thích Nhất Hạnh được một số tờ báo đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma. Ông là người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” (engaged Buddhism) trong cuốn sách Việt Nam: Hoa sen trong Biển lửa (Vietnam: Lotus in a Sea of Fire) của ông xuất bản năm 1967.

Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.

"Nhà sư vĩ đại người Việt Nam, nhà thơ và sứ giả hòa bình, người đàn ông Việt Nam nhỏ nhắn này đã thu hút chúng tôi từng người một vào tĩnh lặng của ông. Hay có lẽ chính xác hơn nếu nói thầy đã đưa từng người của chúng tôi vào trong yên tĩnh của chính mình, vào trong an tịnh mà mỗi người chúng tôi vốn đã sở đắc nhưng chưa khám phá hay khẳng định. Khả năng thầy đã phát khởi trạng thái này trong tất cả chúng tôi, chỉ bằng sự hiện diện của thầy-đây là một năng lực thiêng liêng. Và đấy là lý do ta tìm đến một Sư phụ: Với hy vọng là công đức của thầy sẽ soi rạng cho ta sự cao quý khuất lấp của chính mình" (Elizabeth Gilbert)

Tâm kinh Tuệ Giác Qua Bờ

Bát Nhã Tâm Kinh Tiếng Phạn, Bát Nhã Ba La Mật, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, heart sutra in English, heart sutra in Sanskrit, Bát Nhã Tâm Kinh
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Bồ-tát Avalokiteśvara, trong khi quán chiếu sâu sắc với tuệ giác qua bờ, bỗng khám phá ra rằng tất cả năm uẩn đều trống rỗng, tất cả đều là cái không. Giác ngộ điều ấy xong, bồ-tát vượt qua được mọi khổ đau ách nạn.

“Này Śāriputra, hình hài này chính là cái không và cái không cũng chính là hình hài này. Hình hài này không phải là một cái gì khác với cái không và cái không cũng không phải là một cái gì khác với hình hài này. Điều này cũng đúng với các cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức.

“Này Śāriputra, tất cả mọi hiện tượng đều mang theo tướng không, không hiện tượng nào thực sự có sinh, có diệt, có có, có không, có dơ, có sạch, có thêm và có bớt.

“Chính vì vậy mà trong cái không, năm uẩn là hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức đều không có mặt như những thực tại riêng biệt. Mười tám lĩnh vực hiện tượng là sáu căn, sáu trần và sáu thức cũng đều không có mặt như những thực tại riêng biệt; mười hai khoen nhân duyên cùng sự chấm dứt của chúng, bốn đế là khổ, tập, diệt và đạo cũng không có mặt như những thực tại riêng biệt; tuệ giác và chứng đắc cũng đều như thế.

Bát Nhã Tâm Kinh Tiếng Phạn, Bát Nhã Ba La Mật, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, heart sutra in English, heart sutra in Sanskrit, Bát Nhã Tâm Kinh
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh – Bát Nhã Tâm Kinh

“Vị bồ-tát khi thực tập phép quán tuệ giác qua bờ không thấy có gì cần được chứng đắc, nên không thấy còn có gì chướng ngại trong tâm. Và vì tâm không còn chướng ngại nên vị ấy vượt thắng được mọi sợ hãi, đập tan được mọi tri giác sai lầm và đạt được nirvāṇa tuyệt hảo.

“Tất cả các Bụt trong quá khứ, hiện tại và vị lai nhờ nương vào phép thực tập tuệ giác qua bờ mà đạt tới chánh giác toàn vẹn.

“Cho nên, này thầy Śāriputra, ai cũng cần biết rằng tuệ giác qua bờ là một linh chú lớn, là linh chú sáng nhất, là linh chú cao nhất, là linh chú không thể so sánh được. Đó là tuệ giác chân thực có khả năng diệt trừ tất cả mọi khổ nạn. Vì vậy ta nên đọc lên câu linh chú sau đây để tán dương tuệ giác qua bờ:

“Gate, gate, pāragate, pārasamgate, bodhi, svaha!”

Bản Dịch Thơ

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
***
Avalokita
Khi quán chiếu sâu sắc
Với tuệ giác qua bờ,
Bỗng khám phá ra rằng:
Năm uẩn đều trống rỗng.
Giác ngộ được điều đó,
Bồ-tát vượt ra được
Mọi khổ đau ách nạn.
***
“Này Śāriputra,
Hình hài này là không,
Không là hình hài này;
Hình hài chẳng khác không,
Không chẳng khác hình hài.
Điều này cũng đúng với
Cảm thọ và tri giác,
Tâm hành và nhận thức.
***
“Này Śāriputra,
Mọi hiện tượng đều không,
Không sinh cũng không diệt,
Không có cũng không không,
Không dơ cũng không sạch,
Không thêm cũng không bớt.
***
“Cho nên trong cái không,
Năm uẩn đều không thể
Tự riêng mình có mặt.
Mười tám loại hiện tượng
Là sáu căn, sáu trần
Và sáu thức cũng thế;
***
Mười hai khoen nhân duyên
Và sự chấm dứt chúng
Cũng đều là như thế;
***
Khổ, tập, diệt và đạo
Tuệ giác và chứng đắc
Cũng đều là như thế.
***
“Khi một vị bồ-tát
Nương tuệ giác qua bờ

Không thấy có sở đắc
Nên tâm hết chướng ngại.
Vì tâm hết chướng ngại
Nên không còn sợ hãi,
Đập tan mọi vọng tưởng,
Đạt niết-bàn tuyệt hảo.
***
Chư Bụt trong ba đời
Nương tuệ giác qua bờ
Đều có thể thành tựu
Quả chánh giác toàn vẹn.
***
“Vậy nên phải biết rằng
Phép tuệ giác qua bờ
Là một linh chú lớn,
Là linh chú sáng nhất,
Là linh chú cao tột,
Không có linh chú nào
Có thể so sánh được.
***
Là tuệ giác chân thực
Có khả năng diệt trừ
Tất cả mọi khổ nạn.
***
Vậy ta hãy tuyên thuyết
Câu linh chú qua bờ:
“Gate, Gate,
Pāragate,
Pārasamgate,
Bodhi, Svaha!”
Bát Nhã Ba La Mật, Kinh Bát Nhã Tâm Kinh, Bát Nhã Tâm Kinh, Chú Bát Nhã Tâm Kinh
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh – Bát Nhã Tâm Kinh

The Insight that Brings Us to the Other Shore

Bản Tiếng Anh - Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
***
Avalokiteshvara
while practicing deeply with
the Insight that Brings Us to the Other Shore,
suddenly discovered that
all of the five Skandhas are equally empty,
and with this realisation
he overcame all Ill­being.

***
“Listen Shariputra,
this Body itself is Emptiness
and Emptiness itself is this Body.
This Body is not other than Emptiness
and Emptiness is not other than this Body.
The same is true of Feelings,
Perceptions, Mental Formations,
and Consciousness.
***
“Listen Sariputra,
all phenomena bear the mark of Emptiness;
their true nature is the nature of
no Birth no Death,
no Being no Non­being,
no Defilement no Immaculacy,
no Increasing no Decreasing.
***
“That is why in Emptiness,
Body, Feelings, Perceptions,
Mental Formations and Consciousness
are not separate self entities.

***
The Eighteen Realms of Phenomena
which are the six Sense Organs,
the six Sense Objects,
and the six Consciousnesses
are also not separate self entities.
***
The Twelve Links of Interdependent Arising
and their Extinction
are also not separate self entities.
***
Ill­being, the Causes of Ill­being,
the End of Ill­being, the Path,
insight and attainment,
are also not separate self entities.
***
Whoever can see this
no longer needs anything to attain.
***
“Bodhisattvas who practice
the Insight that Brings Us to the Other Shore
see no more obstacles in their mind,
and because there are no more
obstacles in their mind,
they can overcome all fear,
destroy all wrong perceptions
and realize Perfect Nirvana.
***
“All Buddhas in the past, present and
future by practicing
the Insight that Brings Us to the Other Shore
are all capable of attaining
Authentic and Perfect Enlightenment.
***
“Therefore Sariputra,
it should be known that
the Insight that Brings Us to the Other Shore
is a Great Mantra,
the most illuminating mantra,
the highest mantra,
a mantra beyond compare,
the True Wisdom that has
the power
to put an end to all kind of
suffering.
Therefore let us proclaim
a mantra to praise
the Insight that Brings Us to the Other Shore:
***
Gate, Gate, Paragate, Parasamgate,
Bodhi Svaha!”
Bát Nhã Tâm Kinh Tiếng Phạn, Bát Nhã Ba La Mật, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, heart sutra in English, heart sutra in Sanskrit, Bát Nhã Tâm Kinh
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh – Bát Nhã Tâm Kinh

Tổng hợp & dịch từ: Thư viện Hoa Sen, Tuyenphap, Wikipedia, Phật giáo Việt Nam, WeeklyBuddha

Đóng góp duy trì:

Qua MOMO https://nhantien.momo.vn/1OSnF4fCTrj

Paypal https://paypal.me/meditationmelody

Hãy theo dõi chúng tôi:

Thanh Âm Thư Giãn + Meditation Meloady

Tiktok Thanh Âm Thư Giãn

Sagomeko Internet Marketing Services Trà Sữa Đài Loan Hokkaido Vietnam Du lịch Đất Mũi Cà MauBracknell Berks Funeral celebrant Try A Place – SEO My Business

Đọc thêm các bài viết chính:

Phật Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phật Dược Sư Lưu Ly Vương Quang, Liên Hoa Sanh Guru Rinpoche, Lục Độ Phật Mẫu – Tara.Lục Tự Đại Minh Chú, Chú Đại Bi Tiếng Việt, Chú Đại Bi tiếng Hoa, Chú Đại Bi tiếng Phạn, Chú Lăng Nghiệm, Chú Tiêu Tai Cát Tường, Chú Vãng Sanh, Chú Om Ah Hum

Thanh Âm Thư Giãn chân thành cảm ơn.

Tag: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Ma Ha Bát Nhã, Ma Ha Bát Nhã Tâm Kinh, Bát Nhã Tâm Kinh, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Philanthropist list
Danh sách ủng hộ 4 & 5/2023
Anh Nhân *** tk thẻ 200.000 VNĐ Chị Loan *** tk momo 150.000 VNĐ Chú Khoa *** tk thẻ 300.000 VNĐ Thầy *** Huệ Paypal 25 USD Alex *** Paypal 20 USD *** Trân trọng tấm lòng của Quý vị! We appreciate your kindness and generosity.
Philanthropist list
Danh sách ủng hộ 4 & 5/2023
Anh Nhân *** tk thẻ 200.000 VNĐ Chị Loan *** tk momo 150.000 VNĐ Chú Khoa *** tk thẻ 300.000 VNĐ Thầy *** Huệ Paypal 25 USD Alex *** Paypal 20 USD *** Trân trọng tấm lòng của Quý vị! We appreciate your kindness and generosity.

Pin It on Pinterest