google.com, pub-6277401358830299, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Thần Chú Phật Giáo & Tác Dụng Các Câu Thần Chú Phổ Biến

Âm Thanh Chữa Lành, Kim Cang Thừa, Mật Tông, Nhạc Sóng Não, Uncategorized

Thần chú Phật giáo nổi tiếng nhất trong Phật giáo, cũng thuộc loại được sử dụng nhiều nhất trong Phật giáo Tây Tạng là: Oṃ Maṇi Padme Hūṃ?

Tóm Tắt Nội Dung

Thần Chú Là Gì?

Thần Chú Phật Giáo

Tác Dụng Của Chân Ngôn

10 Câu Thần Chú Phật Giáo Phổ Biến

Thần Chú Là Gì?

Nguồn Gốc Của Thần Chú

Thần chú có nguồn gốc từ Kinh Vệ Đà của đạo Hindu ở Ấn Độ, xuất hiện cách đây khoảng 3500 năm. Thần chú là những âm tiết tiếng Phạn được viết ra, về cơ bản là “dạng thức có tư duy” tượng trưng cho những tính thần thánh, tác động ảnh hưởng của chúng nhờ những dao động âm thanh.

Thần chú phật giáo, thần chú là gì, các câu thần chú phật giáo, 10 câu thần chú phật giáo, chú đại bi tiếng phạn, chú dươc sư tiếng phạn, thần chú trừ tà ma, thần chú may mắn, thần chú tiếng phạn, om mani padme hum tiếng phạn
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Thần Chú Phật Giáo & Tác Dụng Các Câu Thần Chú Phổ Biến

Theo tinh thần của kinh Vệ Đà thì vũ trụ được gọi là Jagat, nghĩa là cái đang chuyển động, bởi vì mọi sự vật tồn tại được là do sự phối hợp của các lực và chuyển động, và mỗi chuyển động sinh ra dao động và có âm thanh riêng của nó.

Theo kinh Vệ Đà, thần chú là dạng âm thanh của một thực thể có năng lực đưa cái thực thể mà nó đại diện vào trong hiện hữu. Nói rộng ra, thần chú là một dạng của lời nói có hoạt tính tâm lý (psychoactive speech) có ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, lên cảm xúc, lên tâm trí của con người và ngay cả trên các quá trình biến đổi vật chất trong tự nhiên.

Thần chú là những âm tiết tiếng Phạn được viết ra, về cơ bản là “dạng thức có tư duy” tượng trưng cho những tính thần thánh hay năng lực vũ trụ, tác động ảnh hưởng của chúng nhờ những dao động âm thanh.

Vì vậy. ở Ấn Độ, trong nghi thức tôn giáo, người ta rất xem trọng việc phát âm chính xác câu thần chú theo tiếng Phạn.

Thần chú phật giáo, thần chú là gì, các câu thần chú phật giáo, 10 câu thần chú phật giáo, chú đại bi tiếng phạn, chú dươc sư tiếng phạn, thần chú trừ tà ma, thần chú may mắn, thần chú tiếng phạn, om mani padme hum tiếng phạn
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Thần Chú Phật Giáo & Tác Dụng Các Câu Thần Chú Phổ Biến

Phân Biệt Giữa Mantra và Dhāraṇī

Sự phân biệt giữa dhāraṇī và mantra là khó là rạch ròi. Có thể nói rằng tất cả mọi mantra đều là dhāraṇī, nhưng không phải tất cả dhāraṇī đều là mantra. Mantra thường có khuynh hướng ngắn hơn dhāraṇī.

“Cả hai dhāraṇī và mantra đều chứa một số phần có âm không thể hiểu như Om, hay Hūm, mà có lẽ đó là lý do khiến một số người xem chúng về cơ bản là vô nghĩa.

Mantra dùng riêng cho các nghi thức Phật giáo có tính chất bí mật trong khi dhāranī được thấy dùng trong cả hai nghi thức mật và hiển (công khai)”.

Nói về thần chú trong Phật giáo, GS cho rằng, Đạo Phật xuất hiện vào khoảng 500 năm trước dương lịch, tức là sau đạo Hindu với Kinh Vệ Đà khoảng 1000 năm. Khi đạo Phật chưa xuất hiện thì thần chú đã được dùng trong Kinh Vệ Đà.

Vào thời kỳ đầu của đạo Phật, các Phật tử không chấp nhận sử dụng các thần chú vì thần chú liên kết mật thiết với Kinh Vệ Đà thuộc ngoại đạo đối với Phật giáo. Hơn nữa trong một số thần chú còn có cả những mong cầu thu lợi về vật chất, là điều trái với Phật pháp.

Nhưng trong một số kinh thuộc Pāli tạng như Ratana Sutta, Karaṇīyamettā Sutta, và Maṅgala Sutta đều được tụng niệm để bảo vệ những nhà tu khổ hạnh ở nơi hoang vắng tránh khỏi những vọng tưởng xấu, ác, và sự tấn công của thú dữ, rắn,…Đấy được xem như là hình thức sử dụng thần chú đầu tiên trong Phật giáo.

OM MANI PADME HUM, OM MANI PADME HUM tiếng phạn, thần chú OM MANI PADME HUM, chú OM MANI PADME HUM, án ma ni bát di hồng
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Theo Edward Conze, việc sử dụng thần chú trong Phật giáo có thể chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn một: giống như các tín đồ người Ấn độ, các Phật tử dùng mantra như các câu thần chú (spell) bảo hộ để loại trừ các ảnh hưởng ác hại.
  • Giai đoạn hai: Conze lưu ý rằng về sau các thần chú được dùng nhiều hơn để bảo vệ đời sống tinh thần của người trì chú, và các đoạn thần chú bắt đầu được thêm vào trong một số kinh Đại thừa như Pháp Hoa (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh= saddharmapuṇḍarῑka sūtra), và Kinh Lăng Già (Laṅkāvatāra Sūtra).
  • Giai đoạn ba: bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 7, thần chú đạt tới thời kỳ phát triển chính và trở thành một phương tiện trong việc cứu độ theo khả năng riêng của thần chú.

Các kinh dạy nghi thức sử dụng, thực hành thần chú trong Phật giáo Tây Tạng (Tantra) bắt đầu lấy được đà phát huy tác dụng trong thế kỷ thứ 6 và thứ 7, với các dạng thức Phật giáo riêng biệt xuất hiện sớm vào khoảng năm 300 sau dương lịch.

Thần chú phật giáo, thần chú là gì, các câu thần chú phật giáo, 10 câu thần chú phật giáo, chú đại bi tiếng phạn, chú dươc sư tiếng phạn, thần chú trừ tà ma, thần chú may mắn, thần chú tiếng phạn, om mani padme hum tiếng phạn
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Thần Chú Phật Giáo

Thần chú đã trở thành một phần chính yếu trong nghi thức tu tập của Phật giáo mật tông (Esoteric Buddhism), phát xuất từ Kim Cương Thừa (Vajrayāna) tại Ấn Độ và về sau tồn tại phát triển thành Phật giáo Tây Tạng và Chân Ngôn Tông (Shingon) ở Nhật Bản.

Chẳng hạn, trong kinh Đại Nhật Như Lai (Mahāvarocana Sūtra) của Chân Ngôn Tông đã giải thích về năng lực của thần chú như sau : “Nhờ lời nguyện ban đầu của các chư Phật và Bồ Tát, mà một thần lực hàm chứa trong những thần chú, cho nên nhờ tụng đọc các thần chú, người ta có được công đức vô lượng”.

Còn Phật giáo Kim Cương Thừa (Vajrayāna) ở Tây Tạng ngày nay nguyên ban đầu được đặt tên là Mantrayāna, nghĩa là Thần Chú Thừa, Con Đường Thần Chú, hay Con Đường Tu Dựa Vào Thần Chú. Điều này chứng tỏ thần chú giữ một vị trí rất quan trọng trong nghi thức tu tập của Phật giáo Tây Tạng.

Câu thần chú nổi tiếng nhất trong Phật giáo Tây Tạng, cũng thuộc loại nổi tiếng nhất và được sử dụng nhiều nhất trong Phật giáo là : Oṃ Maṇi Padme Hūṃ.

Những trường phái khác của Phật giáo đều có sử dụng ít nhiều thần chú. Ngay như Thiền Tông là trường phái ít sử dụng thần chú nhất, nhưng câu thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh:

Gate Gate Pāragate Pārasaṃgate Bodhi Svāhā lại là một trong những thần chú nổi tiếng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong Phật giáo, và mọi hành giả Thiền tông đều tụng niệm câu thần chú này nhiều lần trong một ngày.

Bát Nhã Tâm Kinh Tiếng Phạn, Bát Nhã Ba La Mật, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, heart sutra in English, heart sutra in Sanskrit, Bát Nhã Tâm Kinh
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Tác Dụng Của Chân Ngôn

Chân ngôn là một đơn âm hoặc chuỗi âm thanh đầy năng lực, những âm thanh này chứa đựng hàng loạt sóng âm ba và năng lượng. Khi trì tụng, chân ngôn không chỉ giúp tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng mà còn có năng lực kết nối, hợp nhất tâm chúng ta với những tầng tâm thức cao hơn.

Chân ngôn hay thần chú như vậy là chìa khóa trực tiếp giúp hiển lộ vũ trụ pháp giới bên ngoài và bên trong, là công cụ nhanh chóng, nhẹ nhàng, hiệu quả để tiếp cận những kênh năng lượng linh thiêng từ các chiều tâm thức cao hơn.

Công lực của chân ngôn phụ thuộc vào trạng thái thiền định và nội chứng của bạn và đặc biệt vào sự hướng đạo chỉ dẫn từ một bậc Thầy tâm linh giác ngộ.

Chân ngôn thần chú là sự kết hợp của các chữ chủng tử linh thiêng phát ra những năng lượng tâm linh tích cực, một chân ngôn hay còn gọi là một Mantra không phải là lời cầu nguyện mà là bản chất sâu kín của thực tại nên đôi khi người ta trì tụng như là tán tụng.

Thần chú phật giáo, thần chú là gì, các câu thần chú phật giáo, 10 câu thần chú phật giáo, chú đại bi tiếng phạn, chú dươc sư tiếng phạn, thần chú trừ tà ma, thần chú may mắn, thần chú tiếng phạn, om mani padme hum tiếng phạn
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Trong tiếng Phạn, từ “Man” là “suy nghĩ”, trong khi từ “Tra” có nghĩa là “giải phóng bản thân khỏi thế giới vật chất”.Việc kết hợp nghĩa hai từ này tạo thành “Mantra” có nghĩa là tư tưởng được giải thoát và bảo vệ hay còn gọi là Bảo hộ tâm.

Chân ngôn bí mật và linh thiêng diễn đạt những âm thanh và tinh túy năng lượng cơ bản để mang lại sự hài hòa của những yếu tố giữa thân và tâm. Trì tụng một chân ngôn đem lại năng lượng chữa lành kỳ lạ và giúp chúng ta đạt được sự cân bằng giữa thân và tinh thần, giống như thức ăn cung cấp cho cơ thể thì chân ngôn thần chú nuôi dưỡng chữa lành tâm hồn cho mỗi chúng ta.

Theo cách này, chân ngôn chính là sự hỗ trợ tinh thần đầy năng lực, nó không chỉ là những âm thanh theo những quy ước mà là sự cộng hưởng những năng lượng nguyên sơ vi tế đã sẵn có trong mỗi chúng ta.

Khi trì tụng chân ngôn sóng âm ba được cộng hưởng phát ra những năng lượng chữa lành nhẹ nhàng khắp thân tâm chúng ta. Diễn đạt dưới góc độ tâm linh, chân ngôn là phương tiện giao tiếp, kết nối của Bản Tôn, chư Phật và Bồ Tát với chúng sinh để có thể đem lại sự tịnh hóa nghiệp chướng và chứng ngộ cho hết thảy vạn loài hữu tình.

Chân ngôn thần chú là sự kết hợp của các chữ chủng tử linh thiêng phát ra những năng lượng tâm linh tích cực, một chân ngôn hay còn gọi là một Mantra không phải là lời cầu nguyện mà là bản chất sâu kín của thực tại nên đôi khi người ta trì tụng như là tán tụng.

Chân ngôn thần chú là sự kết hợp của các chữ chủng tử linh thiêng phát ra những năng lượng tâm linh tích cực, một chân ngôn hay còn gọi là một Mantra không phải là lời cầu nguyện mà là bản chất sâu kín của thực tại nên đôi khi người ta trì tụng như là tán tụng.

Thần chú phật giáo, thần chú là gì, các câu thần chú phật giáo, 10 câu thần chú phật giáo, chú đại bi tiếng phạn, chú dươc sư tiếng phạn, thần chú trừ tà ma, thần chú may mắn, thần chú tiếng phạn, om mani padme hum tiếng phạn
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Cách Trì Tụng Chân ngôn

Về cách thức, nói chung, người mới trì tụng chân ngôn đầu tiên nên trì tụng để nghe rõ âm thanh mình trì tụng để sóng âm ba của chân ngôn phát ra lan tỏa sâu hơn vào tim và cuối cùng chúng ta có thể an trụ trong sự an tịnh, để siêu thanh bên trong tự nhậm vận hoạt động. Trên quan điểm thực hành, điều này vô cùng quan trọng.

Có một số chân ngôn mà chúng ta phải trì tụng lặng lẽ trong tự thân. Tuy nhiên, có một vài chân ngôn không được phép trì tụng nếu không được nhận quán đỉnh hoặc khẩu truyền từ bậc Kim cương Thượng sư.

Trong trường hợp này, chúng ta cần đón nhận sự hướng đạo chính thức về cách sử dụng chân ngôn. Sở dĩ bậc Thầy tâm linh cần truyền trao chân ngôn thần chú cho đệ tử vì khi bậc Thầy giác ngộ tán tụng khẩu truyền cho đệ tử mình, cũng là ban truyền dòng ban phúc gia trì không gián đoạn để các đệ tử có năng lực gia trì và tiếp tục thực hành chân ngôn đạt được thành tựu.

Nhờ vậy, năng lực và công đức tu trì chân ngôn sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân. Trong thiền định Phật giáo, nhiều thứ có thể được sử dụng làm đối tượng của thiền định như hơi thở được sử dụng để nhiếp tâm tránh niệm, việc tỉnh giác lúc đi được sử dụng làm thiền định đi, những cảm xúc được sử dụng làm sự tập trung trong sự phát triển của lòng từ bi và quán tưởng hình ảnh và đối tượng được sử dụng trong việc thiền quán.

Chân ngôn là âm thanh, từ hay cụm từ cũng được sử dụng là đối tượng của thiền định, âm thanh của chân ngôn có thể được trì tụng to hay trì tụng thầm.

Tây phương tam thánh, Tam thánh phật, hoa nghiêm tam thánh, cách thờ tây phương tam thánh, bổn sư thích ca mâu ni phật, tây phương tam thánh là ai, Phật A Di Đà, quán thế âm bồ tát, Văn thù bồ tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

10 Câu Thần Chú Phật Giáo Phổ Biến

1. Tadyatha [om] Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha: Thần chú của Tâm Kinh (Thần chú Bát Nhã) : niệm 21 lần nhằm dẹp 84.000 phiền não và hiện thực hóa giác ngộ.

2. Tadyatha Om Muni Muni Maha Muni Ye Svaha: Thần chú của Phật Thích Ca (niệm 7 lần). Nhằm tịnh hóa tất cả ô uế và hiện thực hóa bốn thân Phật.

3. Thần chú của Phật Dược Sư: Tadyatha Om Bekhandze Bekhandze Maha Bekhandze [Bekhandze] Radza Samudgate Svaha (8lần).

Nhằm dẹp những chướng ngại bên trong, bên ngoài và bí mật của sức khỏe, tăng trưởng sức khỏe toàn hảo và đóng lại cánh cửa đến những cõi thấp.

4. Thần chú của Tara Xanh: Om Tare Tuttare Ture Svaha (21 lần): Tụng thần chú của Tara Xanh sẽ giúp vượt qua nỗi sợ hãi và giận dữ, bảo vệ chúng ta khỏi những chướng ngại cũng như tăng trưởng những ước nguyện một cách nhanh chóng.

5. Thần chú của Tara Trắng: Om Tare Tuttare Ture Mama Ayur Punye Jnana Pushtim Kuru Ye Svaha (7 lần):

Nhằm tăng tuổi thọ, phước báu và trí tuệ, đặc biệt là dẹp những chướng ngại của cái chết bất đắc kì tử.

6. Thần chú của Vajrapani (Kim Cang Thủ): Om Vajra Pani Hum Phat (7 lần): Để dẹp những chướng ngại nội, ngoại và bí mật đặc biệt là rồng và những linh thể có hại và hiện thực hóa địa vị kim cang bất hoại.

7. Thần chú của Phật A Di Đà: Om Ah Mi De Wa Hri (7 lần): Để tịnh hóa nghiệp của hữu tình sinh trong luân hồi và gieo nhân duyên để sinh vào Tịnh Độ.

8. Thần chú của Chezerig (Quan Thế Âm): Om Mani Padme Hum (7 lần): Để tịnh hóa những ảo tưởng đặc biệt là sự thù ghét và sự si dại và để hiện thực hóa lòng bi.

9. Thần chú của Văn Thù Sư Lợi: Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi (7x lần) Chữ [Dhi ……………] kéo dài trong một hơi thở. “Dhi” là để hiện thực hóa 7 trí tuệ. Niệm thần chú này giúp tịnh hóa những sự tối tăm, trí tuệ thấp, sự lãng quên.

10. Thần chú của Dzambhala Vàng: Om Dzambhala Dzalen Draye Svaha(7 lần): Để tịnh hóa một cách đặc biệt nghiệp xấu của tánh ích kỉ, keo kiệt.

Tổng hợp & dịch từ: Thư viện Hoa Sen, Tuyenphap, Wikipedia, Phật giáo Việt Nam, WeeklyBuddha

Đóng góp duy trì:

Đóng góp qua MOMO

Donate via Paypal

Hãy theo dõi chúng tôi:

Thanh Âm Thư Giãn + Meditation Meloady

Tiktok Thanh Âm Thư Giãn

Sagomeko Internet Marketing Services Trà Sữa Đài Loan Hokkaido Vietnam Du lịch Đất Mũi Cà MauBracknell Berks Funeral celebrant Try A Place – SEO My Business

Đọc thêm các bài viết chính:

Phật Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phật Dược Sư Lưu Ly Vương Quang, Liên Hoa Sanh Guru Rinpoche, Lục Độ Phật Mẫu – Tara.Lục Tự Đại Minh Chú, Chú Đại Bi Tiếng Việt, Chú Đại Bi tiếng Hoa, Chú Đại Bi tiếng Phạn, Chú Lăng Nghiệm, Chú Tiêu Tai Cát Tường, Chú Vãng Sanh, Chú Om Ah Hum

Thanh Âm Thư Giãn chân thành cảm ơn.

Tag: Thần chú phật giáo, thần chú là gì, các câu thần chú phật giáo, 10 câu thần chú phật giáo, chú đại bi tiếng phạn, chú dươc sư tiếng phạn, thần chú trừ tà ma, thần chú may mắn, thần chú tiếng phạn, om mani padme hum tiếng phạn

Philanthropist list
Danh sách ủng hộ 4 & 5/2023
Anh Nhân *** tk thẻ 200.000 VNĐ Chị Loan *** tk momo 150.000 VNĐ Chú Khoa *** tk thẻ 300.000 VNĐ Thầy *** Huệ Paypal 25 USD Alex *** Paypal 20 USD *** Trân trọng tấm lòng của Quý vị! We appreciate your kindness and generosity.
Philanthropist list
Danh sách ủng hộ 4 & 5/2023
Anh Nhân *** tk thẻ 200.000 VNĐ Chị Loan *** tk momo 150.000 VNĐ Chú Khoa *** tk thẻ 300.000 VNĐ Thầy *** Huệ Paypal 25 USD Alex *** Paypal 20 USD *** Trân trọng tấm lòng của Quý vị! We appreciate your kindness and generosity.

Pin It on Pinterest