google.com, pub-6277401358830299, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Tây Phương Tam Thánh Và Ý Nghĩa Việc Thờ Tam Thánh

Mật Tông, Phật - Bồ Tát, Phật Giáo, Uncategorized

Tây phương tam thánh, Tam thánh phật, hoa nghiêm tam thánh, cách thờ tây phương tam thánh, bổn sư thích ca mâu ni phật, tây phương tam thánh là ai, Phật A Di Đà, quán thế âm bồ tát, Văn thù bồ tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát

Tóm Tắt Nội Dung

Ý Nghĩa Việc Thờ Tây Phương Tam Thánh?

Thích Ca Tam thánh

Di Đà Tam thánh

Ý nghĩa khác của Tây Phương Tam Thánh

Cách Thờ Phật Tây Phương Tam Thánh?

Vị Trí treo tranh Tây Phương Tam Thánh?

Ý Nghĩa Việc Thờ Tây Phương Tam Thánh?

Thờ Phật Tây Phương Tam Thánh là xuất phát từ miền tin và lòng thành tâm muốn thờ Phật. Ở các Ngài hội tụ đầy đủ những đức hạnh tốt đẹp mà con người luôn mong muốn noi theo.

Thờ tranh ảnh, tượng Phật Tây Phương Tam Thánh mong muốn các Ngài soi sáng dẫn lối để ta noi theo gương tốt của các Ngài. Mỗi ngày sống và làm điều thiện lành, tu thân thích đức, tu học theo Phật Pháp, phát triển về đức hạnh và trí tuệ, nhận ra chân lý của sự khổ đau để hướng tới nhất tâm.

Việc thờ tranh, tượng Tây Phương Tam thánh là rất quan trọng, nhằm tăng trưởng niềm tin kính Phật và quan trọng nhất là thúc đẩy các Phật tử tu học, thực hành theo Phật pháp, đặc biệt là về đức hạnh và trí tuệ chứ không phải chỉ mong được phù hộ, ban ơn phước.

Tranh ảnh, tượng Tam thánh được nói đến và được miêu tả trong kinh điển Phật giáo. Tam thánh có hai nghĩa chủ yếu là Thích Ca Tam thánh và Di Đà Tam thánh. Tam thánh cũng có một số ý nghĩa khác.

Tây phương tam thánh, Tam thánh phật, hoa nghiêm tam thánh, cách thờ tây phương tam thánh, bổn sư thích ca mâu ni phật, tây phương tam thánh là ai, Phật A Di Đà, quán thế âm bồ tát, Văn thù bồ tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Thích Ca Tam thánh

Thích Ca Tam Thánh còn được gọi là Hoa Nghiêm Tam thánh vì ý nghĩa chủ yếu được nêu tỏ trong Kinh Hoa Nghiêm. Theo đó, Đức Phật Thích Ca ở giữa, Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử xanh hầu bên phải và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng sáu ngà hầu bên trái (có khi vị trí của hai vị được đổi ngược lại).

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Tây phương tam thánh, Tam thánh phật, hoa nghiêm tam thánh, cách thờ tây phương tam thánh, bổn sư thích ca mâu ni phật, tây phương tam thánh là ai, Phật A Di Đà, quán thế âm bồ tát, Văn thù bồ tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Siddhārtha Gautama (tiếng Phạn), phiên âm Hán-Việt: Tất-đạt-đa Cồ-đàm), còn gọi là Phật Shakyamuni (tiếng Phạn), phiên âm Hán-Việt: Thích-ca-mâu-ni), là một triết gia, đạo sư người Ấn Độ, người sáng lập nên Phật giáo, sống vào thời kỳ Ấn Độ cổ đại khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và 4 trước Công nguyên. Ngài được các tín đồ Phật giáo xem là đã hoàn toàn giác ngộ thành Phật.

Theo các bộ kinh Phật giáo truyền lại và sử liệu, ông là một vương tử hoàng tộc Cồ-Đàm (Gautama) của tiểu quốc Sắc-ca (Shakya) ở Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu), đã từ bỏ đời sống phú quý để tìm đạo.

Sau sáu năm cầu đạo, Ngài đạt được giác ngộ tâm linh và dành 45 năm cuối đời của mình cho việc truyền dạy giáo lý ở phía đông tiểu lục địa Ấn Độ.

Tất-đạt-đa đã đề xướng con đường Trung đạo (Majihimāpaṭipadā), vừa từ bỏ đời sống xa hoa và cũng vừa từ bỏ lối tu ép xác khổ hạnh thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đó. Những lời giáo pháp trong thời gian ông đi truyền bá đã đặt nền tảng cho sự hình thành của Phật giáo.

Tất-đạt-đa Cồ-đàm được các Phật tử coi là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi, hiểu rõ được sự vận hành của thế giới xung quanh, đồng thời truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người khác để họ có thể tự chấm dứt khổ đau bản thân, có được hạnh phúc tối thượng.

Phổ Hiền Bồ Tát

Tây phương tam thánh, Tam thánh phật, hoa nghiêm tam thánh, cách thờ tây phương tam thánh, bổn sư thích ca mâu ni phật, tây phương tam thánh là ai, Phật A Di Đà, quán thế âm bồ tát, Văn thù bồ tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Phổ Hiền Bồ Tát (Phạn danh là Samantabhadra, Tam-mạn-bạt-đà-la) hay Visvabhadra (Bật-luân-bạt-đà): Phổ là tỏa ra khắp nơi, Hiền là Đức hạnh, hiền thiện. Phổ Hiền tượng trưng cho đức hạnh tối diệu. Ngài được biết đến với Mười đại nguyện về đức hạnh và quyết tâm cứu độ hết thảy chúng sinh.

Trong Mật giáo, Ngài có biệt hiệu là Phổ Nhiếp Kim Cang, Chân Như Kim Cang, tùy theo từng hội mà hình tượng Ngài mang vẻ khác nhau. Hội Vi tế thì Ngài tay trái Ngài nắm lại, đặt ngang hông, tay phải cầm kiếm bén. Ở hội Cúng dường thì hai tay Ngài nắm hoa sen, đặt trước ngực, phía trên hoa sen có kiếm bén.

Có nơi Ngài được họa với thân màu bạch nhục, đầu đội mũ ngũ Phật, tay trái cầm hoa sen, trên hoa sen có kiếm bén, lửa cháy chung quanh kiếm, tay phải duỗi ra, ngón vô danh và ngón út gập lại. Ngoài ra còn có phép tu Phổ Hiền diên mạng để cầu được trường thọ.

Văn Thù Bồ Tát

Tây phương tam thánh, Tam thánh phật, hoa nghiêm tam thánh, cách thờ tây phương tam thánh, bổn sư thích ca mâu ni phật, tây phương tam thánh là ai, Phật A Di Đà, quán thế âm bồ tát, Văn thù bồ tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Văn Thù Bồ Tát (Phạn danh là Manjusri, Văn Thù Sư Lợi): Hán dịch là Diệu Đức, Diệu Cát Tường...Tương truyền Ngài là Thái tử con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm thời quá khứ, có tên là Vương Chúng. Có chỗ bảo rằng trong quá khứ, Ngài phát Mười tám đại nguyện để trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật và cứu độ chúng sinh.

Được Phật Bảo Tạng thọ ký sẽ thành Phật, hiệu Phổ Hiện Như Lai (Kinh Pháp Hoa quyển 9, Kinh Đại Bảo Tích quyển 60). Ngài xuất hiện trong các Kinh Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy-ma-cật… được xem là vị trí tuệ bậc nhất trong hàng Bồ tát, thường thay Phật nói pháp, điều động hội chúng, tán thán Đức Phật sau các đoạn giảng.

Ngài được họa tượng ngồi trên đài sen, đầu có năm nhục kế, tay phải cầm kiếm đang bốc lửa đưa khỏi đầu, biểu hiệu kiếm trí tuệ chặt đứt xiềng xích vô minh, phiền não, đưa đến trí tuệ viên mãn; tay trái cầm hoa sen xanh hoặc cầm kinh Phật, biểu hiệu trí tuệ sáng suốt, tinh ròng, không ô nhiễm.

Sách Thám Huyền Ký quyển 18 ghi: “Trong các vị ấy, có hai vị thượng thủ giúp vào việc giáo hóa của Đức Phật theo ba ý nghĩa: 1) Phổ Hiền dùng Pháp giới môn nên gọi là Sở nhập, Văn Thù dùng Bát nhã môn nên gọi là Năng nhập, 2) Phổ Hiền tự tại về Tam-muội (Định), Văn Thù tự tại về Bát nhã (Tuệ), 3) Phổ Hiền biểu minh ý nghĩa Quảng đại, Văn Thù biểu minh ý nghĩa Thậm thâm. Thâm (sâu), Quảng (rộng) một đôi vậy”. Một cách khái quát, Phổ Hiền tượng trưng cho Lý và Hạnh, Văn-thù tượng trưng cho Trí và Chứng.

Tây phương tam thánh, Tam thánh phật, hoa nghiêm tam thánh, cách thờ tây phương tam thánh, bổn sư thích ca mâu ni phật, tây phương tam thánh là ai, Phật A Di Đà, quán thế âm bồ tát, Văn thù bồ tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Di Đà Tam thánh

Tượng vẽ Đức Phật A Di Đà đứng giữa, trên tòa sen lớn, hai bên có hai vị Bồ tát đứng trên hai tòa sen nhỏ hơn (có khi vẽ cả ba vị đều ngồi) là Quán Thế Âm (bên trái) và Đại Thế Chí (bên phải). Cũng tương tự như trường hợp hai Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền; Bồ tát Quán Thế Âm tượng trưng cho Bi, Bồ tát Đại Thế Chí tượng trưng cho Trí. Cả hai vị này hộ trì Đức Phật A Di Đà giáo hóa và dẫn đạo chúng sinh về cõi Tịnh độ Cực lạc.

Đức Phật A Di Đà

Tây phương tam thánh, Tam thánh phật, hoa nghiêm tam thánh, cách thờ tây phương tam thánh, bổn sư thích ca mâu ni phật, tây phương tam thánh là ai, Phật A Di Đà, quán thế âm bồ tát, Văn thù bồ tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Đức Phật A Di Đà được phiên âm từ Amitābha, hay còn được biết đến với tên gọi Amida hoặc Amitāyus (trong tiếng Sankrit Amitābha có nghĩa là ánh sáng vô lượng, Amitāyus có nghĩa là thọ mạng vô lượng, nên A-di-đà Phật được xem là đức Phật Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang) hoặc Tiếp Dẫn đạo sư (Vị thầy đạo tiếp đón chúng sinh, hai tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa và Tây du ký có 1 nhân vật có tên này nhưng được miêu tả có ngoại hình khác) là một trong những vị Phật được thờ trong Phật giáo Đại thừa, ngụ ở tịnh độ của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ.

Theo Đại Kinh A-Di-Đà hay Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, trong một kiếp sống trước đây A-Di-Đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng hay Dharmākara, ông nguyện khi đắc quả Phật sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những quốc độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Một khi Ngài hoàn toàn tỉnh giác và thành tựu lời nguyện của mình, Dharmākara sẽ trở thành Phật A-Di-Đà.

Phật A-Di-Đà cư ngụ tại thế giới đã tịnh hoá, gọi là Sukhāvatī (Cực lạc) tịnh độ ở phía phương Tây. Từ thế giới này Ngài sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị bồ tát, chào mừng những chúng sinh đã khuất và dẫn họ đi tái sinh trong đất nước thanh tịnh của Ngài.

Quán Thế Âm Bồ Tát

Tây phương tam thánh, Tam thánh phật, hoa nghiêm tam thánh, cách thờ tây phương tam thánh, bổn sư thích ca mâu ni phật, tây phương tam thánh là ai, Phật A Di Đà, quán thế âm bồ tát, Văn thù bồ tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Quán Thế Âm Bồ Tát (Phạn danh là Avalokitesvara): Tương truyền trong quá khứ Ngài là Thái tử Bất Huyền, con vua Vô Tránh Niệm, nguyện cứu độ hết thảy chúng sinh nên được Đức Bảo Tạng Như Lai đặt tên là Quán Thế Âm và được thọ ký sẽ thành Phật. Quán là trí. Âm là bi.

Quán Thế Âm là nghe âm thanh kêu than khổ của chúng sinh mà đến cứu giúp. Ngài xuất hiện trong Kinh Pháp Hoa, Thủ Lăng Nghiêm… dưới hình thức nam giới. Tại Trung Quốc, từ thế kỷ X, Ngài được vẽ hình là nữ giới, tượng trưng sự yêu thương của người mẹ.

Từ đó tín ngưỡng Quán Thế Âm trở nên rộng rãi lan dần khắp nhiều nơi trên thế giới. Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn nêu rõ về các đại nguyện cứu độ chúng sinh của Ngài và theo thời gian, ảnh tượng Ngài được tô tạo thành nghìn tay nghìn mắt, hoặc cầm cành dương, bình cam lồ hoặc cưỡi rồng…

Ngài có hàng chục hóa thân để tùy cơ duyên cứu độ: Phật, Bồ- tát, Phạm Vương, Đế Thích, A-tu-la, Thiên Long, Dạ-xoa, Tỳ kheo, Tăng, Ni, Tể tướng, Cư sĩ… Án ma ni bát-mê hồng (Om mani Padme Hum) là một chân ngôn thuộc tính của Ngài, Đại bi tâm Đà-la-ni là bài chú nói về công đức của Ngài. Theo Mật giáo, Ngài là thị giả của Đức Phật A-di-đà nhưng về mặt bản giác, Ngài chính là Đức A Di Đà.

Đại Thế Chí Bồ Tát

Tây phương tam thánh, Tam thánh phật, hoa nghiêm tam thánh, cách thờ tây phương tam thánh, bổn sư thích ca mâu ni phật, tây phương tam thánh là ai, Phật A Di Đà, quán thế âm bồ tát, Văn thù bồ tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Đại Thế Chí Bồ Tát (Phạn danh là Mahasthamaprapta): Ngài là vị Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ đại diện cho Đức Phật A Di Đà quán chiếu tất cả, khiến chúng sinh lìa khổ. Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm, phẩm Niệm Phật viên thông, Ngài tu hành, nhất tâm niệm Phật mà đắc Vô sinh Pháp nhẫn, nguyện dẫn dắt chúng sinh cõi Ta bà về Tây phương Tịnh độ. Kinh Bi Hoa quyển ba chép rằng Ngài sẽ thay Đức Phật A Di Đà, rồi thay Đức Quán Thế Âm mà cứu độ chúng sinh.

Trong Mật giáo, Ngài là vị thứ hai trong viện Quan Âm, ngồi trên hoa sen đỏ, thân màu trắng, tay trái cầm hoa sen mới nở, tay phải co ba ngón giữa, đặt trước ngực. Mật hiệu của Ngài là Trì Luân Kim Cang.

Ý nghĩa khác của Tây Phương Tam Thánh

Tam thánh còn được dùng để chỉ cho ba hàng chứng đắc thần thông thuộc ngoại đạo, Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát

Trong giới đàn Viên đốn, Tam thánh gồm Phật Thích Ca làm Hòa thượng , Bồ tát Văn-thù làm Yết-ma A-xà-lê, Bồ-tát Di Lặc làm Giáo thọ A-xà-lê. Tông Thiên Thai của Nhật Bản tôn xưng ba Đại sư Truyền giáo, Từ Giác, Trí Chúng là Tam thánh.

Tây phương tam thánh, Tam thánh phật, hoa nghiêm tam thánh, cách thờ tây phương tam thánh, bổn sư thích ca mâu ni phật, tây phương tam thánh là ai, Phật A Di Đà, quán thế âm bồ tát, Văn thù bồ tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Cách Thờ Phật Tây Phương Tam Thánh?

Việc thờ tượng Tam thánh Thích Ca, Di Đà là rất quan trọng, nhằm tăng trưởng niềm tin kính Phật và quan trọng nhất là thúc đẩy các Phật tử tu học, thực hành theo Phật pháp, đặc biệt là về đức hạnh và trí tuệ chứ không phải chỉ mong được phù hộ, ban ơn phước.

Để thỉnh tượng Phật Tây Phương Tam Thánh về thờ tại gia. Trước tiên gia chủ cần phải lập bàn thờ Phật. Tùy thuộc vào diện tích căn phòng mà gia chủ lựa chọn bàn thờ có kích thước cho phù hợp. Bàn thờ Phật phải được đặt ở trên cao, nơi có điểm tự vững chắc, khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát và dễ nhìn thấy.

Vị trí đặt bàn thờ Phật phải thanh tịnh, thể hiện được sự tôn kính, trang nghiêm nhất ở trong nhà. Nên đặt bàn thờ Tây Phương Tam Thánh hướng ra cửa chính, như thế sẽ tốt cho gia đạo. Nếu gia chủ đặt bàn thờ Phật chung vị trí với bàn thờ gia tiên. Thì cần đảm bảo vị trí đặt bàn thờ Phật phải cao hơn một bậc so với bàn thờ gia tiên.

Sau khi đã lập xong bàn thờ, gia chủ chuẩn bị các vật phẩm, bài trí bàn thờ chu đáo. Sau đó gia chủ mới đi tới cửa hàng để chọn tượng Phật và thỉnh về nhà để thờ. Trên đường thỉnh tượng Phật về nhà gia chủ cần đi thẳng một mạch về nhà ngay. Về tới nhà có thể an vị Phật lên bàn thờ và bắt đầu thờ cúng luôn.

Ví dụ: bộ tượng A Di Đà Tam Thánh gồm ba vị: Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Khi an vị các vị Phật lên bàn thờ, thì vị trí các vị Phật được sắp xếp như sau: Tượng Phật A Di Đà Được đặt tại vị trí chính giữa. Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đặt bên phía tay phải tượng Phật A Di Đà. Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát được đặt bên phía tay trái tượng Phật A Di Đà.

Phật ăn chay nên lễ cúng Phật phải là đồ chay, tuyệt đối không dùng đồ mặn. Hoa, quả dùng để cúng dường Phật phải là đồ tươi, mới, có hương thơm dịu nhẹ. Những vật phẩm dùng cho bàn thờ Phật thì chỉ để sử dụng trên bàn thờ Phật. Tuyệt đối không được lấy để dùng cho bàn thờ khác hay việc khác.

Bàn thờ Phật không được đặt các vật như bùa chú, hồn phách, vàng mã… Những vật tượng trưng cho sự mê tín dị đoan.

Các vật phẩm thường dùng để bài trí bàn thờ Phật Tây Phương Tam Thánh là: Bát hương, đèn thờ, bình hoa, đĩa trái cây, kỷ nước, lư hương… Hàng ngày thay nước, thắp hương lễ Phật và dọn dẹp bàn thờ luôn sạch sẽ, trang nghiêm. 

Tây phương tam thánh, Tam thánh phật, hoa nghiêm tam thánh, cách thờ tây phương tam thánh, bổn sư thích ca mâu ni phật, tây phương tam thánh là ai, Phật A Di Đà, quán thế âm bồ tát, Văn thù bồ tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Vị Trí treo tranh Tây Phương Tam Thánh?

Tranh Tây Phương Tam Thánh mang đến sự bình an, may mắn trong cuộc sống, công việc của gia chủ.

Tranh còn là bài học về đức hạnh từ, bi, hỷ, xả. Treo tranh Phật, Bồ tát trong nhà răn dạy mỗi người phải sống thật tâm, làm việc thiện, tránh làm điều ác.

Tranh Tây Phương Tam Thánh trong phong thủy còn hàm ý xua đuổi tà ma, trừ cái ác để bảo vệ con người.

Vị trí tôn kính treo tranh Tây phương Tam Thánh ở đâu?

Khi chọn tranh Tây Phương Tam Thánh để bày trí tại gia, bạn cần chú ý đến vị trí treo tranh để không phạm vào những điều cấm kị.

Phòng khách: Hoàn toàn có thể treo tranh Tây Phương Tam Thánh tại đây. Tranh mang đến cho gia chủ thêm phần tĩnh tâm, đức hạnh. Ngoài ra tranh còn giúp bạn có mái ấm hạnh phúc, êm đềm. Những thành viên trong gia đình có trí tuệ, công đức vô biên. Lưu ý treo tranh ở vị trí cao, sáng sủa, sạch sẽ để tỏ lòng tôn kính.

Phòng thờ: Bạn cũng có thể dành khoảng không gian thích hợp trong phòng thờ của gia đình để bày trí tranh. Tranh Tây Phương Tam Thánh sẽ mang đến cho phòng thờ sự linh thiêng hơn.Cũng nên tránh treo tranh gần bàn thờ gia tiên vì sẽ có mùi thức ăn, các ngài đều là người tu hành.

Vì thế cần cân nhắc vị trí treo tranh với bài vị gia tiên cho phù hợp. Ngoài ra tranh Tây Phương Tam Thánh còn được bày trí tại nhà chùa hay từ đường (nhà họ).

Một số không gian câm kỵ treo tranh Phật A di đà và hai vị Bồ Tát: phòng ngủ, phòng tắm, phòng bếp, chân cầu thang.

Tổng hợp & dịch từ: Thư viện Hoa Sen, Tuyenphap, Wikipedia, Phật giáo Việt Nam, WeeklyBuddha

Đóng góp duy trì:

Qua MOMO https://nhantien.momo.vn/1OSnF4fCTrj

Paypal https://paypal.me/meditationmelody

Hãy theo dõi chúng tôi:

Thanh Âm Thư Giãn + Meditation Meloady

Tiktok Thanh Âm Thư Giãn

Sagomeko Internet Marketing Services Trà Sữa Đài Loan Hokkaido Vietnam Du lịch Đất Mũi Cà Mau Bracknell Berks Funeral celebrant

Đọc thêm các bài viết chính:

Phật Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phật Dược Sư Lưu Ly Vương Quang, Liên Hoa Sanh Guru Rinpoche, Lục Độ Phật Mẫu – Tara.Lục Tự Đại Minh Chú, Chú Đại Bi Tiếng Việt, Chú Đại Bi tiếng Hoa, Chú Đại Bi tiếng Phạn, Chú Lăng Nghiệm, Chú Tiêu Tai Cát Tường, Chú Vãng Sanh, Chú Om Ah Hum

Thanh Âm Thư Giãn chân thành cảm ơn.

Philanthropist list
Danh sách ủng hộ 4 & 5/2023
Anh Nhân *** tk thẻ 200.000 VNĐ Chị Loan *** tk momo 150.000 VNĐ Chú Khoa *** tk thẻ 300.000 VNĐ Thầy *** Huệ Paypal 25 USD Alex *** Paypal 20 USD *** Trân trọng tấm lòng của Quý vị! We appreciate your kindness and generosity.
Philanthropist list
Danh sách ủng hộ 4 & 5/2023
Anh Nhân *** tk thẻ 200.000 VNĐ Chị Loan *** tk momo 150.000 VNĐ Chú Khoa *** tk thẻ 300.000 VNĐ Thầy *** Huệ Paypal 25 USD Alex *** Paypal 20 USD *** Trân trọng tấm lòng của Quý vị! We appreciate your kindness and generosity.

Pin It on Pinterest