Chân ngôn của Khổng Tước Minh Vương đối với việc lợi ích thế gian như: hộ quốc, tức tai, cầu mưa, ngưng mưa, trừ bệnh… đều có hiệu nghiệm. Đương nhiên việc trọng yếu vẫn là dùng Tôn này làm nơi nương tựa để tu pháp xuất thế gian.
Tóm Tắt Nội Dung
Thần Chú Khổng Tước Minh Vương
Khổng Tước Minh Vương Là Ai?
Khổng Tước Minh Vương (tiếng Phạn: Mahamayuri /महामायूरी /Mahāmāyūrī, tiếng Trung Quốc: 孔雀明王 / Kǒngquè Míngwáng, tiếng Nhật: 孔雀明王 / Kujaku Myōō, tiếng Triều Tiên: 공작명왕 / Gong JakMyeong Wang) tên một vị Minh Vương của Đạo Phật, nguyên căn là một con công thuộc loài công lam Ấn Độ (Khổng Tước- Maurya) là vật cưỡi của Phật Mẫu Chuẩn Đề.
Trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, thì Khổng Tước Minh Vương là vị Tôn giả hầu cận Đức Phật mà nguyên căn là một con công, sanh vào thời Khai Thiên lập Địa, tu thành, vâng mệnh Đức Phật cầm giữ giáo lệnh, hiện thân hàng phục bọn ác ma, ủng hộ các nhà tu hành.
Khổng Tước Minh Vương là hàng đại thánh của Mật Giáo, có rất nhiều truyền thuyết. Khổng Tước Minh Vương vốn là con Khổng Tước đầu tiên của thời khai thiên lập địa, qua suốt mấy ngàn năm ngày đêm tu hành khổ luyện thành tựu phép Ngũ sắc thần quang, sau đó được Chuẩn Đề Bồ Tát hóa độ.
Khổng Tước phát nguyện theo Bồ Tát Chuẩn Đề tu hành và làm bảo tọa cho Ngài ngồi, để đền đáp công ơn hóa độ. Khổng Tước Minh Vương được xưng là Phật Mẫu.
Hình Tướng
Hình tượng của Khổng Tước Minh Vương tại Đại Khổng Tước Minh Vương Họa Tượng Đàn Tràng Nghi Quỹ ghi chép rất rõ ràng:
“Ở chính giữa Nội Viện vẽ hoa sen tám cánh, ở trên đài hoa vẽ Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Bồ Tát, đầu hướng về phương Đông, màu trắng, mặc áo lụa trắng mỏng, đầu đội mão; Anh Lạc, khoen tai, cánh tay đeo vòng xuyến, các thứ trang nghiêm, cỡi trên Khổng Tước Vương (vua chim công) màu vàng ròng, ngồi Kiết Già trên hoa sen trắng, hoặc trên hoa sen xanh lục, trụ tướng Từ Bi có bốn cánh tay. Bên phải: tay thứ nhất cầm hoa sen nở, tay thứ hai cầm Câu Duyên Quả (Quả ấy có dạng tương tự Thủy Cô). Bên trái: tay thứ nhất cầm Cát Tường Quả (như hình Đào Lý), tay thứ hai cầm năm, ba cái lông đuôi chim công”.
Trong bốn loại vật cầm của Khổng Tước Minh Vương đều có tác dụng của vật ấy: Hoa sen là dụng của Tức Tai, Câu Duyên Quả là dụng của Kính Ái, Cát Tường Quả là dụng của Tăng Ích, lông đuôi chim công là dụng của Giáng Phục.
Mật Giáo Thai Tạng Giới Man Trà La đem Tôn này an trí ở vị trí thứ sáu đầu phương Nam của Tô Tất Địa Viện, hình tượng hiện bày màu thịt, có hai cánh tay, tay phải cầm lông đuôi chim công, tay trái cầm hoa sen, ngồi trên hoa sen đỏ. Mật Hiệu là: Phật Mẫu Kim Cương (Buddha-māta-vajra), hoặc Hộ Thế Kim Cương (Lokapāla-vajra)
3 Vị Cỡi Chim Khổng Tước
- Đức A Di Đà Như Lai.
- Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
- Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương là Thân Đẳng Lưu (Niṣyanda-kāya) của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana), Thân Biến Hóa (Nirmāṇa-kāya) của Đức Phật A Di Đà (Amitābha), Thân Thọ Dụng (Saṃbhoga-kāya)của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi).
Ngoài ra, Đức Phật A Di Đà tại Thế Giới Cực Lạc (Sukha-vatī) ở phương Tây đã biến hóa hiện ra mọi loại Anh Vũ, Khổng Tước (chim công), Ca Lăng Tần Già, chim Cộng Mệnh… Nhân đây Khổng Tước cũng là Đức Phật A Di Đà biến hóa hiện ra mà đến.
Bởi thế Đại Khổng Tước Minh Vương là Thân Biến Hóa do Đức Phật A Di Đà biến hóa hiện ra, có đủ lực lượng của Đức Phật A Di Đà. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có một đời từng trải qua là Khổng Tước Vương (vua chim công) nên Thân Thọ Dụng của bản thân Đức Phật Thích Ca là Khổng Tước Vương.
Nguồn Gốc & Truyền Thuyết
Nguồn Gốc
Truyền thuyết Mật Giáo kể rằng, khi Đức Phật Thích Ca đắc đạo, Khổng Tước nuốt Đức Phật vào trong bụng, sau đó lưng của Khổng Tước Minh Vương nứt ra, Đức Phật Thích Ca hiện ra ngồi trên lưng của Khổng Tước, vết nứt liền lại, vì vậy Khổng Tước được xưng là Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Bồ Tát.
Kinh Khổng Tước Minh Vương Chú được truyền vào rất sớm ở phương Đông. Đến đời Đường, Mật Giáo thịnh hành, Ngài Bất Không Tam Tạng dich bộ Khổng Tước Minh Vương Họa Tượng Đàn Trường Nghi Quỹ, và từ đây đàn thành của Phật Giáo tu trì Khổng Tước Minh Vương được thiết lập.
Trong Phong thần diễn nghĩa của Trung Quốc cũng có kể con công được sanh ra từ thời Khai Thiên lập Địa, tu hành nhiều kiếp, đạt được thần thông.
Vào thời Phong Thần, chim công nầy hiện thân xuống cõi trần là Khổng Tuyên, làm tướng cho vua Trụ, trấn giữ ải Tam Sơn, được vua Trụ sai đem binh đi đánh Khương Thượng. Khổng Tuyên có năm đạo hào quang ngũ sắc rất mạnh mẽ, có thể thâu được các bửu bối Tiên gia và bắt các tướng dễ dàng.
Các tướng của Khương Thượng không ai đánh lại Khổng Tuyên, vì không có cách nào khắc chế đạo hào quang ngũ sắc của Khổng Tuyên. Phải chờ Đức Chuẩn Đề Bồ Tát ở Tây phương đến mới thâu phục được Khổng Tuyên.
Truyền Thuyết
Căn cứ vào sự ghi chép của Khổng Tước Minh Vương Kinh: Khi Đức Phật trụ ở đời, có một vị Tỳ Kheo bị rắn độc cắn gây thương tích, chẳng thể vượt qua được nỗi khổ ấy.
Sau khi A Nan (Ānanda) hướng về Đức Thích Tôn bẩm cáo thì Đức Thích Tôn mới rói ra một loại Đà La Ni có thể dùng để khu trừ Quỷ Mỵ, độc hại, bệnh ác… Đây tức nà Khổng Tước Minh Vương Chú.
Ngoài ra, trước đây rất lâu xa, núi Tuyết có một Kim Sắc Đại Khổng Tước Vương bình thời trì tụng Khổng Tước Minh Vương Tâm Chú rất siêng năng, nhân đây thường được an vui. Có một hôm, do tham ái dật lạc cùng với Chúng phần lớn là Khổng Tước Nữ đến vùng đất xa trong núi vui đùa mà quên trì tụng Chú ấy, kết quả bị người thợ săn trong núi bắt được.
Ngay lúc Khổng Tước Vương bị cột trói thì nhất thời khôi phục lại Chính Niệm, trì tụng Chú ấy, sau đó được giải thoát nạn cột nhốt, được tự do. Nhờ sự mở bày của Đức Thích Tôn mà người đời mới biết nguyên do của Đại Khổng Tước Minh Vương với Đà La Ni ấy.
Hộ Chú Khổng Tước
Udetayañcakkhumā ekarājā
Harissavaṇṇo paṭhavippabhāso
Taṃ taṃ namassāmi harissavaṇṇaṃ paṭhavippabhāsaṃ Tayajja guttā viharemu divasaṃ
Ye Brāhmaṇā vedagu sabbadhamme
Te me namo te ca maṃ pālayantu
Namatthu Buddhānaṃ, nammtthu Bodhiyā
Namo Vimuttānaṃ namo Vimuttiyā.
Imaṃ so parittaṃ katvā moro carati esanā. Apetayañcakkhumā ekarājā
Harissavaṇṇo paṭhavippabhāso
Taṃ taṃ namassāmi harissavaṇṇaṃ paṭhavippabhāsaṃ Tayajja guttā viharemu divasaṃ
Ye Brāhmaṇā vedagu sabbadhamme
Te me namo te ca maṃ pālayantu
Namatthu Buddhānaṃ, nammtthu Bodhiyā
Namo Vimuttānaṃ namo Vimuttiyā.
Imaṃ so parittaṃ katvā moro vāsamakappayīti.
Ý Nghĩa Bài Chú
Kìa Ngài vừa mới mọc, vị vua mắt chói chang. Chiếu ánh sáng rực rỡ, trên toàn cõi thế gian. Xin Ngài hãy bảo hộ, trọn ngày luôn bình an. Nay tôi xin đảnh lễ, chư vị Bà La Môn, thành tựu sự Tự Tại, do liễu tri mọi Pháp, hãy bảo hộ cho tôi. Xin đảnh lễ Chư Phật, đảnh lễ hạnh Bồ Đề. Đảnh lễ bậc Giải Thoát, đảnh lễ sự Giải Thoát.
Sau khi thực hiện việc bảo hộ xong, chim công bay đi tìm mồi.
Kìa Ngài đang lặn xuống, vị vua mắt chói chang. Chiếu ánh sáng rực rỡ, trên toàn cõi thế gian. Xin Ngài hãy bảo hộ, trọn đêm luôn bình an. Nay tôi xin đảnh lễ, chư vị Bà La Môn, thành tựu sự Tự Tại, do liễu tri mọi Pháp, hãy bảo hộ cho tôi. Xin đảnh lễ Chư Phật, đảnh lễ hạnh Bồ Đề. Đảnh lễ bậc Giải Thoát, đảnh lễ sự Giải Thoát.
Sau khi thực hiện việc bảo hộ xong, chim công nghỉ ngủ yên lành tại nơi trú ngụ.
Ghi Chú:
Bài hộ chú này được Đức Phật Thích Ca thuyết giảng khi có một vị tỳ kheo trong tăng đoàn bị quyến rũ bởi nữ sắc. Đức phật kể lại tiền kiếp của mình từng là chim công vàng sống trên đỉnh núi.
Mỗi sáng trước khi đi tìm mồi, chim công đậu trên đỉnh núi nhìn về phía mặt trời và tụng bài chú. buổi chiều về, trước khi vào tổ, chim công lại đậu trên đỉnh núi nhìn về phía mặt trời và tụng bài chú. đã có nhiều thợ săn đặt bẫy bắt chim công, nhưng do oai lực của bài chú chim công không thể rơi vào bẫy.
Mãi về sau, hôm nọ vào sáng sớm, chưa kịp trì chú thì công vàng đã bị một công mái – do một thợ săn sắp đặt – quyến rũ và bị rơi vào bẫy. thợ săn mang chim công về cho vua.
Chim công đã kể cho vị vua này nghe tiền kiếp của mình cũng từng là một vị vua. Để xác thực lời nói, chim công bảo rằng bên dưới hồ nước của hoàng cung trước có chôn một cỗ xe và bảo vua đào lên sẽ rõ. mọi việc sau đó đúng như lời chim công nói và vua đã thả chim công trở về núi.
Theo truyền thống phật giáo Theravada, sáng sớm khi mặt trời mọc thì trì tụng phần đầu của bài chú, buổi chiều khi mặt trời lặn thì trì tụng phần sau. Công năng của bài chú được tin rằng sẽ giúp tránh được những hiểm họa và cạm bẫy, còn nếu bị rơi vào cạm bẫy thì sẽ được giải thoát an toàn.
Thần Chú Khổng Tước Minh Vương
Om Mayura Krante Svaha
Chân Ngôn là: “Ông, ma ngọc lợi, cát lạp đế, thoa cáp”
//
OṂ_ MAYURIḤ KIRAṂTE SVĀHĀ
//
Om Mayurih Kiramte Svaha
Chân ngôn của Khổng Tước Minh Vương đối với việc lợi ích Thế Gian như: Hộ Quốc (bảo vệ đất nước), Tức Tai (dứt trừ tai nạn), cầu mưa, ngưng mưa, trừ bệnh, sống lâu, sinh sản an ổn…đều có hiệu nghiệm. Đương nhiên việc trọng yếu vẫn là dùng Tôn này làm nơi nương tựa để tu Pháp Xuất Thế Gian (Lokottara).
Khử trừ các loại phiền não độc hại của nhóm tham, sân, si, mạn, nghi trong Tâm của chúng ta, khiến chúng ta hay viên mãn Bồ Đề của Trí Tuệ, mau chóng thành Phật Quả.
Kinh Đại Khổng Tước Minh Vương Mahamayuri
Một lần Đức Thế Tôn đang ngự ở tu viện Jetavana được xây cất bởi Anathapinda trong Shravasti cùng rất nhiều vị đồng tu. Cùng thời gian này trong cùng tu viện này cũng có một tu sĩ mới được thọ giới xuất gia tên là Svati, vị tu sĩ này cũng có chút hiểu biết về các giới luật.
Một ngày nọ, Svati đang chất gỗ lại để nhóm lửa sưởi ấm cho các vị đồng tu khác vì họ đang bị đau bởi bệnh thấp khớp. Từ một trong những khúc củi đã lao ra một con rắn hổ mang đen rất lớn, nó cắn vào ngónchân phải của Svati.
Ngay sau khi bị cắn, vị tu sĩ đã ngã xuống và nằm bất tỉnh nhân sự. Mắt ông trợn ngược và miệng sủi đầy bọt mép. Thượng Tọa Ananda đã thấy ông trong tình trạng nguy kịch này và lập tức trình báo lại cho Phật Đà.
Nghe được tin tức từ ngài Ananda, Đức Phật đã rải tâm từ rộng khắp (maitri) của mình tới tất cả các vị vua rắn. Sau đó, Đức Phật đã thuyết giảng một bài pháp về Đức Đại Khổng Tước Minh Vương Mahamayuri.
Thế Tôn nói với Ananda, “Này A Nan! Cách đây từ rất, rất lâu rồi, ở trên sườn núi phía nam của dãy núi Himalaya, có một vị khổng tước vương (vua loài chim công) lừng lẫy được gọi là Suvarna Vibhasa.
Hàng ngày, vị khổng tước vương trì tụng thần chú (dharani) này vào buổi sáng và buổi tối và ông đã sống rất hạnh phúc. Một ngày khổng tước vương đi ra ngoài cho một cuộc gặp gỡ lãng mạn với một số chim công mái và cuối cùng đi vào một hang núi để hoàn toàn hưởng thụ dục lạc.
Bên trong hang động có một chiếc bẫy được đặt bởi một người thợ săn chim và khổng tước vương đã bị mắc kẹt vào chiếc bẫy. Vào lúc đó đó, khổng tước vương đã trở nên bình tĩnh và đọc thần chú này. Khổng tước vương đã tự giải phóng mình khỏi chiếc bẫy và tiếp tục cuộc sống vui vẻ của mình.
Này A Nan! Hãy ghi nhớ trong tâm rằng khổng tước vương lúc đó chính là Ta.
"Trong thế giới này ["mạn đà la đất "] có nhiều vô số pháp quỷ ám. Hãy tụng dharani này để cứu giúp sư Svati. Quân đoàn ma quỷ bao vây từ tất cả mọi hướng có thể đến giải cứu cho ông ta. Nữ La Sát Lamba và Vilambaalso thể giải cứu ông ta. Nữ quỷ Kunaksi cũng có thể bảo vệ ông ta. Các vị Long Vương cũng có thể bảo vệ ông ta. Đấng Như Lai Vipashvi và các Đấng Như Lai khác cũng có thể bảo vệ ông ta. Đức Từ Thị Di Lặc Maitreya hay các vị Bồ Tát khác cũng có thể bảo vệ ông ta. Những dòng sông linh thiêng như sông Hằng chảy trên mặt đất và những chúng sinh thiêng liêng mạnh mẽ đầy năng lực ngự ở trong con sông có thể bảo vệ ông ta. Các vị sơn thần vương (vua núi) và những chúng sinh mạnh mẽ đầy năng lực sống trong các vương quốc của họ cũng có thể bảo vệ ông ta. Các thiên thần cùng các vị tinh linh hành tinh cũng có thể bảo vệ ông ta. Trái đất này đầy rẫy với nhiều loại thảo mộc khác nhau và các loài thực vật có thể bảo vệ ông ta.”
Nói dứt lời, Đức Phật nói với ngài Anan, “Hãy để tất cả năng lực của Chư Như Lai ở cùng với ông. Hãy tới gặp sư Svati và bảo vệ ông ta.” Ngài A Nan đảnh lễ Đức Phật và theo đúng chỉ dẫn đến với sư Svati và tụng thần chú Đại Khổng Tước Minh Vương Mahamayuri Vidya Dharani lên ông. Do tác động từ sự tụng niệm này, chất độc liền bị mất tác dụng và sư Svati đã hồi phục.
Khi sự việc này được báo lại với Đức Phật, Ngài đã nói với hội chúng tăng, ni cùng các đệ tử (cư sĩ) rằng tất cả đều cần phải tìm hiểu và học hỏi về Đại Khổng Tước Minh Vương Mahamayuri Vidya. Kể từ đó, việc thực hành trì tụng dharani này đã được đưa vào hệ thống giáo lý.
Tổng hợp & dịch từ: Thư viện Hoa Sen, Tuyenphap, Wikipedia, Phật giáo Việt Nam, WeeklyBuddha
Đóng góp duy trì:
Hãy theo dõi chúng tôi:
Thanh Âm Thư Giãn + Meditation Meloady
Sagomeko Internet Marketing Services – Trà Sữa Đài Loan Hokkaido Vietnam – Du lịch Đất Mũi Cà Mau – Bracknell Berks Funeral celebrant – Try A Place – SEO My Business
Đọc thêm các bài viết chính:
Phật Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phật Dược Sư Lưu Ly Vương Quang, Liên Hoa Sanh Guru Rinpoche, Lục Độ Phật Mẫu – Tara.Lục Tự Đại Minh Chú, Chú Đại Bi Tiếng Việt, Chú Đại Bi tiếng Hoa, Chú Đại Bi tiếng Phạn, Chú Lăng Nghiệm, Chú Tiêu Tai Cát Tường, Chú Vãng Sanh, Chú Om Ah Hum
Thanh Âm Thư Giãn chân thành cảm ơn.