Tóm tắt nội dung
Bình báu trên đầu hiện Phật sự
Trong lỗ chân lông thấy mười phương
Giở chân chấn động các cõi nước
Khắp nhiếp chúng sanh về Lạc bang.
Bài kệ tán thán oai lực vĩ đại và hạnh nguyện cứu độ chúng sanh cao cả của Đại Thế Chí Bồ tát, vị Bồ tát có nhân duyên sâu nặng với chúng sanh trong thế giới Ta bà. Ngài là vị Bồ tát đã thành Phật trong kiếp quá khứ, nhưng vì tình thương chúng sanh bao la mà kiếp này thừa nguyện tái lai thị hiện làm thân Bồ tát ở thế giới Tây phương Cực Lạc, để trợ duyên với Phật A Di Đà giáo hóa và tiếp dẫn tất cả chúng sanh khổ đau trong mười phương thế giới.
Đại Thế Chí Bồ Tát là ai?
Đại Thế Chí Bồ Tát (tiếng Phạn là Mahasthamaprapta Bodhisattva) còn có những tên gọi khác như là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Lượng Quang Bồ tát, Linh Cát Bồ tát,…hoặc cũng có thể gọi vắn tắt là Thế Chí.
Trong Tây Phương Tam Thánh, ngài là vị Bồ Tát đứng bên phải của đức Phật A Di Đà, cổ đeo chuỗi anh lạc và tay thì cầm hoa sen xanh. Trong đó hoa sen xanh tượng trưng cho thanh tịnh. Dùng trí tuệ để dứt khỏi những phiền não vô minh và cứu vớt chúng sinh lên khỏi vũng bùn ác trược, cũng như đóa sen vươn mình lên cao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Hình tượng Đại Thế Chí Bồ Tát
Ngài đứng bên phải của Đức Phật A Di Đà, đeo chuỗi anh lạc và tay cầm hoa sen xanh. Hoa sen xanh tượng trưng cho thanh tịnh, tức là đoạn đức. Dùng trí tuệ dứt sạch tất cả phiền não nhiễm ô, cứu vớt chúng sinh lên khỏi vũng bùn ác trược.
Muốn cứu vớt chúng sanh về cõi Tịnh độ, trước phải dạy họ dứt sạch phiền não uế ô. Vì thế, danh hiệu Ngài đã nói lên ý nghĩa vận dụng ánh sáng trí tuệ chiếu soi cho chúng sinh thấy rõ những ô nhiễm của mình và đồng thời cũng giúp cho họ có sức mạnh đoạn trừ những nhiễm ô nầy để có thể đưa họ về cõi Tịnh độ.
Trong mỗi vị Phật đều có đủ hai đức tánh quan trọng là từ bi và trí tuệ. Nếu thiếu một trong hai đức tánh này, thì sẽ không bao giờ thành Phật.
Đức Phật A Di Đà thì cũng thế, Ngài có hai vị thị giả là Quán Thế Âm Bồ Tát bên trái và Đại Thế Chí Bồ Tát bên phải. Bồ Tát Quán Thế Âm thì tượng trưng cho từ bi, còn Bồ Tát thì tượng trưng cho trí tuệ viên mãn.
Trí tuệ thì lúc nào cũng dẫn đầu bởi vì có trí tuệ viên mãn thì từ bi mới thành tựu được. Đức Phật Thích Ca cũng có hai vị Bồ tát phụ tá là Văn Thù và Phổ Hiền. Ngài Văn Thù Sư Lợi tượng trưng cho trí tuệ còn ngài Phổ Hiền là đại hạnh từ bi.
Uy lực của Bồ Tát Đại Thế Chí
Theo một số ghi chép trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Bồ Tát là đại diện của trí tuệ, ngài dùng ánh sáng trí tuệ phổ chiếu hết thảy, giúp mọi chúng sinh rời xa cõi ác. Và khi ngài di chuyển, thế giới thập phương như trải qua cơn địa chấn cho nên được gọi là Đại Thế Chí.
Ngài đứng bên tay phải cùng với đức Quán Thế Âm trở thành thị giả của đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc. Cả ba vị tạo thành Tây Phương Tam Thánh mà chúng ta vẫn kính thờ mỗi ngày.
Quán Thế Âm thì tượng trưng cho từ bi, còn Đại Thế Chí thì tượng trưng cho trí tuệ. Để trở thành Phật, nhất định phải có hai yếu tố này, từ bi và trí tuệ.
Còn trong phong thủy thì Ngài được xem là bản mệnh của người tuổi Ngọ. Thờ tượng Ngài giúp người tuổi Ngọ gặp hung hóa cát, muôn sự bình an, cát tường như ý, phát huy được những trí tuệ của bản thân.
Thần chú Đại Thế Chí Bồ Tát
Thần chú Đại Thế Chí Bồ Tát tiếng Phạn như sau: HUM VAJRA PHAT | OM VAJRA CHANDA MAHA RO | KHA NA HUM PHAT
Hay
HUM VAJRA PHAT (phát âm là Pay) OM VAJRA CHANDA (phát âm là Zhanzha) MAHA RO (phát âm là Luo) KHA NA HUM PHAT (phát âm là Pay).
Việc đoạn trừ phiền não, thoát ly sanh tử, thành tựu Phật đạo, giáo hoá chúng sanh là mục tiêu rốt ráo của người học Phật, đó cũng là mục đích tột cùng mà Bồ tát tuy đã thành Phật nhưng không an trụ Niết bàn hưởng thọ pháp lạc, vẫn hiện thân Bồ tát vào cõi Ta bà ác trược để giáo hoá chúng sanh.
Với lý tưởng độ sanh cao cả, với tinh thần đại hùng đại lực đại từ bi, ngày nào chúng sanh trên cuộc đời này còn đau khổ thì ngày đó Bồ tát vẫn còn miệt mài làm công việc giăng lưới trong bể cả sanh tử để gạn bắt tất cả chúng sanh đưa lên bờ Niết bàn.
Như vậy, yếu quyết tu niệm Phật của Bồ tát muốn nhắn gởi đến hành giả niệm Phật không ngoài điểm: “Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối nhau, được Tam ma địa, đó là bậc nhất”. Đây là điều quan trọng mà người tu niệm Phật trong khi hành trì cần phải chú ý mới có thể thành tựu ước nguyện vãng sanh.
Tóm lại, với lý tưởng độ sanh cao cả, với tinh thần không khuất phục trước gian lao, ngày nào chúng sanh trên cuộc đời này còn khổ đau, thì ngày đó Bồ tát vẫn còn miệt mài công việc cứu độ chúng sanh đưa lên bờ Niết bàn.
Học theo hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi của Ngài, chúng ta cần giữ vững được lập trường tu hành, thực hiện trọn vẹn tinh thần Tứ hoằng thệ nguyện. Khi chúng sanh cang cường vẫn thệ nguyện độ, phiền não đầy dẫy vẫn thệ nguyện đoạn, pháp môn vô lượng vẫn thệ nguyện học và Phật đạo dài xa vẫn thệ nguyện thành.
Tổng hợp và dịch: thư viện Hoa Sen, Wikipedia, Meditation Melody.
Đóng góp duy trì:
Qua MOMO https://nhantien.momo.vn/1OSnF4fCTrj
Paypal https://paypal.me/meditationmelody
Hãy theo dõi chúng tôi:
Thanh Âm Thư Giãn + Meditation Meloady
Sagomeko Internet Marketing Services – Trà Sữa Đài Loan Hokkaido Vietnam – Du lịch Đất Mũi Cà Mau – Bracknell Berks Funeral celebrant
Đọc thêm các bài viết chính:
Phật Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phật Dược Sư Lưu Ly Vương Quang, Liên Hoa Sanh Guru Rinpoche, Lục Độ Phật Mẫu – Tara.Lục Tự Đại Minh Chú, Chú Đại Bi Tiếng Việt, Chú Đại Bi tiếng Hoa, Chú Đại Bi tiếng Phạn, Chú Lăng Nghiệm, Chú Tiêu Tai Cát Tường, Chú Vãng Sanh, Chú Om Ah Hum
Thanh Âm Thư Giãn chân thành cảm ơn.