Tóm Tắt Nội Dung
Một số tên gọi khác của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
Đản Sinh Kỳ diệu của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?
Một số tên gọi khác của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
Đức Quán Thế Âm Bồ tát là một trong những vị Bồ Tát được tôn kính nhất ở Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á là Đức Avalokiteshvara (Quán Thế Âm).
Người Tây Tạng gọi Ngài là Chenrezig.
Người Trung Quốc gọi là Kuan Yin Pu Sa.
Đản Sinh Kỳ diệu của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara bodhisattva)
Theo bản văn Mani Kabum, trong cõi Tịnh độ Padmawati (Liên Hoa), có một vị Chuyển luân thánh vương tên là Zangpochog (Vô Tránh Niệm). Vị Vua này muốn có một hoàng nam.
Vua thực hiện nhiều lễ cúng dường Tam Bảo để cầu xin được chấp nhận ước nguyện, và cứ mỗi lần cúng dường nhà vua đều sai lính hầu đi hái hoa sen.
Có một lần lính hầu tìm thấy một hoa sen khổng lồ trong hồ. Cánh hoa lớn như cánh chim kên kên và hoa sắp nở. Anh ta vội vã chạy về báo tin cho Vua.
Cùng với đoàn quần thần gồm các vị thượng thư, Vua đi tới hồ với nhiều vật cúng dường. Họ tìm thấy ở đó một hoa sen khổng lồ đang nở. Giữa những cánh hoa là một cậu bé khoảng mười sáu tuổi.
Thân cậu bé có sắc trắng và tô điểm những dấu hiệu viên mãn của một vị Phật. Ánh sáng chiếu ra từ thân cậu. Cậu bé kêu lên: “Ta cảm thấy thương xót tất cả chúng sinh đang chịu quá nhiều đau khổ!”
Vua và đoàn quần thần thực hiện nhiều cuộc cúng dường, lễ lạy cậu bé, và thỉnh mời cậu về cung điện. Do sự đản sinh kỳ diệu này, nhà Vua tặng cho cậu danh hiệu “Sinh trong Hoa Sen” hay “Tinh túy của Hoa Sen”.
Vua Vô Tránh Niệm hết lòng sùng bái đạo Phật. Vua liền sắm đủ lễ vật quý báu dâng cúng Phật và chư Tăng trong ba tháng hạ, vua cũng khuyến khích các quan văn, vương tử, vương tôn, triều đình quyến thuộc theo vua cúng dường.
Thái tử Bất Huyền vâng lệnh vua cha, cũng dâng cúng đủ các trân cam mỹ vị, hết lòng thành kính Đức Phật và chúng Tăng trong ba tháng như vậy.
Lúc ấy, có vị đại thần tên là Bảo Hải, tức là thân phụ của Phật Bảo Tạng, khuyên thái tử Bất Huyền nên lập nguyện nhờ công đức cúng dường này mà cầu quả báu Vô thượng Bồ đề, không nên cầu quả ở cõi trời, cõi người này.
Vì quả báu phước cõi ấy là phước báu hữu hạn, dù chúng ta có lên trời rồi, đến khi hết phước cũng phải sa đọa. Sao bằng đem công đức cúng dường này hướng về quả báu vô thượng bồ đề mới là phước báu chân thật vĩnh hằng.
Nghe đại thần khuyên như vậy, Thái tử liền đến trước Phật Bảo Tạng phát đại thệ nguyện:
“Nguyện xin nhờ công đức cúng dường này cầu quả vô thượng bồ đề. Con nguyện xin trong lúc tu đạo tự lợi, lợi tha, nếu có chúng sinh nào lâm vào tai nạn, không thể tự cứu chữa được, không nơi nương nhờ, hễ niệm đến danh hệu con, con liền đủ sức thần thông đến cứu độ ngay.
Nếu lời nguyện ấy không thành, con thề không chứng quả Bồ đề. Con xin phát đại thệ nguyện tu đạo Bồ Tát cho đến cùng tận đời vị lai, trãi qua vô số kiếp, khi phụ vương con (vua Vô Tránh Niệm) thành Phật hiệu A Di Đà ở thế giới Cực Lạc thì con sẽ làm thị giả hầu hạ Ngài cho đến khi Chánh Pháp Ngài tận diệt con mới chứng quả Bồ đề.
Con nguyện xin Đức Thế Tôn và mười phương chư Phật thụ ký cho con như vậy”.
Đức Bảo Tạng Như Lai thọ ký cho thái tử và nói rằng:
“Do quán sát chúng sinh trong vô số thế giới đều vì tội nghiệp mà phải chịu quả báu đau khổ nên ngươi phát bi tâm, ngươi lại nguyện quan sát nghe được tiêng kêu cầu đau khổ của thế gian để đến cứu độ.
Nay ta thọ ký cho ngươi hiệu là Quán Thế Âm. Ngươi sẽ giáo hoá cho vô lượng chúng sinh thoát khỏi khổ não, trong khi tu đạo, ngươi phải làm mọi Phật sự để lợi ích chúng sinh”.
Do đó, sau khi Phật A Di Đà nhập diệt rồi, cõi Cực Lạc sẽ đổi tên là Nhất Thế Trân Bảo Sở Thành Tựu, càng thêm tốt đẹp hơn trước nữa.
Khi ấy, đang lúc ban đêm, trong khoảnh khắc, tất cả mọi thứ trang nghiêm đều hiện ra giữa không trung, tức thì ngươi thành Phật hiệu là “Biến Xuất Nhất Thế Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai, sống lâu đến chín mươi sáu ức na do tha kiếp. Sau khi ngươi diệt độ rồi, chánh pháp sẽ còn lưu truyền lại sáu mươi ba ức kiếp nữa”.
Thái tử nghe Phật thọ ký rồi, lòng vô cùng hoan hỷ và bạch rằng:
“Như lời nguyện của con được hoàn toàn viên mãn thì đối với con còn hạnh phúc nào bằng. Nay con xin nguyện mười phương chư Phật cũng thọ ký cho con như thế, làm cho tất cả thế giới đều rung chuyển như tiếng âm nhạc, ai nghe cũng được giải thoát”.
Thái tử bạch rồi, cúi đầu đảnh lễ Đức Phật.
Bấy giờ, các thế giới tự nhiên rung chuyển, phát ra tiếng hòa nhã như âm nhạc, ai nghe cũng thân tâm thanh tịnh, dục vọng không còn.
Tiếp đó là các Đức Phật trong mười phương thế giới cũng đồng thanh thọ ký cho Bồ Tát rằng:
“Trong thời kiếp Thiên Trú, ở thế giới Tân Đề Lam có đức Bảo Tạng Như Lai ra đời, thái tử Bất Huyền, con vua Vô Tránh Niệm phát tâm cúng Phật và chúng Tăng ba tháng.
Nhờ công đức ấy, trãi qua vô số kiếp về sau, thái tử sẽ thành Phật hiệu là “Biến Xuất Nhất Thế Công Đức Sơn Vương Như Lai” ở thế giới Trân Bảo Sở Thành Tựu.
Nghe chư Phật thọ ký xong, thái tử hoan hỷ vô cùng. Từ đó, trãi qua vô số kiếp về sau, Ngài tinh tấn tu đạo Bồ Tát, cứu độ tất cả chúng sinh, không bao giờ quên đại bi tâm của Ngài.
Kinh Đại Phương Đẳng Như Lai Tạng và kinh Đại Phương Quảng Như Lai nói rằng:
“Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cùng Đại Thế Chí Bồ Tát vì lòng từ bi, thệ nguyện dấn thân vào con đường phụng sự, đem lại hạnh phúc, an lạc cho chúng sinh, không chịu vào cảnh giới tối thuợng của chư Phật.
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?
Phật Giáo đến Trung Hoa từ triều Đông Hán, nhưng nó chỉ trở nên phổ biến và có ảnh hưởng tại xứ này trong đời Đường. Trong Phật Giáo Trung Hoa, có hai tông phái chính liên quan tới giáo lý và thực hành của Đức Avalokiteshvara.
Trong kinh Pháp Hoa, một bộ kinh rất quen thuộc với Phật tử thuộc truyền thống Phật giáo Đại Thừa ghi rằng: Đức Quán Thế Âm Bồ Tát có thể hiện thành thân Phật, thân Bích Chi Phật, thân Đại Tự Tại thiên, thân tiểu vương, thân người nam, thân người nữ…cho đến thân dạ xoa, la sát, phi nhân…
Kinh Ngũ Bách Danh còn đề cập đến 500 loại hóa thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát để tùy duyên ứng hiện hóa độ thuyết pháp.
Sự sùng bái Đức Quán Thế Âm Bồ Tát được kết hợp hết sức chặt chẽ với truyền thống và niềm tin của người Trung Hoa.
Điều này có thể được chứng minh từ sự thay đổi giới tính của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát từ nam thành nữ. Những bức họa khám phá ở Dun-huang (Đơn Hồng) đã miêu tả Bồ Tát là một người nam có râu mép.
Đôi khi Ngài cũng được mô tả có mười một đầu, một ngàn mắt và một ngàn tay. Tuy nhiên, sau thời kỳ này Bồ Tát được biểu lộ như một nữ nhân mặc y phục trắng gọi là Bạch Y Quán thế Âm.
Ta có thể biện minh cho sự thay đổi như thế bởi Kinh điển Đại thừa dạy rằng một Bồ Tát có thể mang bất kỳ thân tướng và hình dạng nào để cứu giúp chúng sinh.
Niệm Thần chú cầu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát – Án Ma Ni Bát Di Hồng
Chia sẽ cùng bạn bè quốc tế thần chú Đức Quán Thế Âm Bồ tát
Watch Om Mani Padme Hum
Tổng hợp & dịch từ: Thư viện Hoa Sen, Tuyenphap, Wikipedia, The Tibetan Book Of Living And Dying, Meditation Melody
Đóng góp duy trì:
Qua MOMO https://nhantien.momo.vn/1OSnF4fCTrj
Paypal https://paypal.me/meditationmelody
Hãy theo dõi chúng tôi:
Thanh Âm Thư Giãn + Meditation Meloady
Sagomeko Internet Marketing Services – Trà Sữa Đài Loan Hokkaido Vietnam – Du lịch Đất Mũi Cà Mau – Bracknell Berks Funeral celebrant
Đọc thêm các bài viết chính:
Phật Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phật Dược Sư Lưu Ly Vương Quang, Liên Hoa Sanh Guru Rinpoche, Lục Độ Phật Mẫu – Tara.Lục Tự Đại Minh Chú, Chú Đại Bi Tiếng Việt, Chú Đại Bi tiếng Hoa, Chú Đại Bi tiếng Phạn, Chú Lăng Nghiệm, Chú Tiêu Tai Cát Tường, Chú Vãng Sanh, Chú Om Ah Hum
Thanh Âm Thư Giãn chân thành cảm ơn.