Tóm Tắt Nội Dung
Thánh Phật Mẫu, Bát- Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Heart Sutra by Lama Khenpo Pema Choephel Rinpoche Lyrics
Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh
Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh (Prajnaparamitahridaya Sutra) là một trong các kinh căn bản và phổ thông của Phật Giáo Ðại Thừa. Bài kinh nầy là một trong các bài kinh của bộ Bát Nhã kết tập tại Ấn Ðộ qua bảy thế kỷ, từ năm 100 T.C.N. đến 600 C.N.
Khi được truyền sang Trung Hoa, Tâm Kinh đã được nhiều vị cao tăng chuyển dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán: ngài Cưu Ma La Thập dịch vào khoảng năm 402-412 C.N., ngài Huyền Trang dịch năm 649 C.N., ngài Nghĩa Huyền (700 C.N.), ngài Pháp Nguyệt (732 C.N.), ngài Bát Nhã và Lợi Ngôn (790 C.N.), ngài Trí Tuệ Luận (850 C.N.), ngài Pháp Thành (856 C.N.) và ngài Thi Hộ (980 C.N.).
Trong các bản dịch nầy, bản dịch của ngài Huyền Trang là phổ thông nhất. Riêng tại Việt Nam, bản dịch của ngài Huyền Trang được chuyển sang chữ quốc ngữ Hán Việt và thường dùng để trì tụng hằng ngày.
Quý vị cao tăng cũng có phát hành nhiều sách để giải thích nghĩa kinh, trong đó các sách của quý Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Thích Thanh Từ, và Thích Nhất Hạnh là phổ thông nhất.
Bát Nhã Tâm Kinh Tiếng Phạn
Prajñāpāramita-Hṛdayam Sūtra – Heart Sutra In Sanskrit
Theo Edward Conze – Buddhist Wisdom Books.
***
Oṃ Namo Bhagavatyai Ārya Prajñāpāramitāyai!
Ārya-Avalokiteśvaro Bodhisattvo Gambhīrāṃ Prajñāpāramitā Caryāṃ Caramāṇo Vyavalokayati Sma:
Panca-Skandhās Tāṃś Ca Svābhava Śūnyān Paśyati Sma.
Iha Śāriputra: Rūpaṃ Śūnyatā Śūnyataiva Rūpaṃ; Rūpān Na Pṛthak Śūnyatā Śunyatāyā Na Pṛthag Rūpaṃ; Yad Rūpaṃ Sā Śūnyatā; Ya Śūnyatā Tad Rūpaṃ. Evam Eva Vedanā Saṃjñā Saṃskāra Vijñānaṃ.
Iha Śāriputra: Sarva-Dharmāḥ Śūnyatā-Lakṣaṇā, Anutpannā Aniruddhā, Amalā Avimalā, Anūnā Aparipūrṇāḥ.
Tasmāc Chāriputra Śūnyatayāṃ Na Rūpaṃ Na Vedanā Na Saṃjñā Na Saṃskārāḥ Na Vijñānam. Na Cakṣuḥ-Śrotra-Ghrāna-Jihvā-Kāya-Manāṃsi. Na Rūpa-Śabda-Gandha-Rasa-Spraṣṭavaya-Dharmāh. Na Cakṣūr-Dhātur. Yāvan Na Manovijñāna-Dhātuḥ. Na-Avidyā Na-Avidyā-Kṣayo. Yāvan Na Jarā-Maraṇam Na Jarā-Maraṇa-Kṣayo. Na Duhkha-Samudaya-Nirodha-Margā. Na Jñānam, Na Prāptir Na-Aprāptiḥ.
Tasmāc Chāriputra Aprāptitvād Bodhisattvasya Prajñāpāramitām Āśritya Viharatyacittāvaraṇaḥ. Cittāvaraṇa-Nāstitvād Atrastro Viparyāsa-Atikrānto Niṣṭhā-Nirvāṇa-Prāptaḥ.
Tryadhva-Vyavasthitāḥ Sarva-Buddhāḥ Prajñāpāramitām Āśrityā-Anuttarāṃ Samyaksambodhim Abhisambuddhāḥ.
Tasmāj Jñātavyam: Prajñāpāramitā Mahā-Mantro Mahā-Vidyā Mantro ‘Nuttara-Mantro Samasama-Mantraḥ, Sarva Duḥkha Praśamanaḥ, Satyam Amithyatāt. Prajñāpāramitāyām Ukto Mantraḥ.
Tadyathā: Gate Gate Pāragate Pārasaṃgate Bodhi Svāhā.
Iti Prajñāpāramitā-Hṛdayam Samāptam.
Thánh Phật Mẫu, Bát- Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Phạn ngữ: Bhagavati Prajna Paramita Hridaya.
***
Thánh Phật Mẫu, Bát -Nhã Ba- La- Mật- Đa Tâm Kinh
Tôi nghe như vầy. Một thời, Đức Thế Tôn ngự tại thành Vuơng Xá, trên đỉnh Linh Thứu, cùng với đại chúng Tỳ kheo và Bồ tát.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập chánh định có tên là “Thậm Thâm Minh Liễu”, quán sát tất cả các pháp. Cũng vào lúc đó, Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại đang thực hành Bát-nhã ba -la- mật- đa thâm sâu, thấy năm uẩn đều không có tự tánh.
Lúc ấy, nhờ uy thần của Phật, tôn giả Xá Lợi Tử hướng về Đại Bồ- tát Thánh Quán Tự Tại thưa rằng:
“Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn hành trì Bát-nhã ba-la-mật – đa sâu xa, phải nên tu như thế nào?”
Khi ấy, Đại Thánh Quán Tự Tại, nói với tôn -giả Xá- Lợi Tử rằng: “Này Xá Lợi Tử, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn hành trì Bátnhã ba- la- mật- đa thâm sâu, hãy quán chiếu năm uẩn đều không có tự tánh.”
“Sắc tức là Không, Không tức là sắc. Không chẳng khác sắc, sắc chẳng khác Không. Tương tự như vậy, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều là Không. Này Xá Lợi Tử, vì thế hết thảy các pháp đều trống không, không có đặc tánh. Chúng không sanh, không diệt, không cấu nhiễm, không thanh tịnh, không tăng trưởng, không tổn giảm.”
“Này Xá Lợi Tử, thế nên trong Không, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Không có nhãn giới, không có thức giới, cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh và sự tận diệt của vô minh, cho đến, không có già chết, cũng không có sự tận diệt của già chết.
Vì thế, không Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Không Trí, không đắc và cũng không vô đắc.
“Xá Lợi Tử, vì không có chứng đắc nên tất cả Bồ- tát y theo Bát-nhã bala mật đa. Và vì tâm không chướng ngại, nên không có sợ hãi. Xa lìa vọng tưởng điên đảo, đạt đến cứu cánh niết bàn, siêu việt khổ não. Chư Phật trong ba đời vì y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu mà chứng đắc giác ngộ viên mãn tối thượng.
Do đó, nên biết thần chú Bát-nhã ba-la-mật đa, là minh chú của đại trí huệ, là thần chú vô đẳng, vô thượng, dứt trừ hết thảy khổ não, là chân lý, vì không hư vọng.
Đại minh chú Bát-nhã ba-la-mật-đa được tuyên thuyết như sau:
Này Xá Lợi Tử, một vị đại Bồ-tát hãy nên tu học Bát nhã ba la mật đa thậm thâm như thế.”
Đại minh chú Bát-nhã ba-la-mật-đa được tuyên thuyết như sau: Ta Ya Tha Om Gate Gate Paragate Arasamgate Bodhi Svaha. [Đát Điệt Tha Yết Đế, Yết Đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha] (Đi qua, Đi qua, Qua bờ bên kia, Qua đến bờ bên kia, Vô thượng chánh giác, Svaha!) Này Xá Lợi Tử, một vị đại Bồ-tát hãy nên tu học Bát nhã ba la mật đa thậm thâm như thế."
Bấy giờ, Đức Thế Tôn rời khỏi chánh định và tán dương Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại rằng:
“Lành thay, Lành thay, thiện nam tử! Đúng như vậy. Sự tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nên được thực hành đúng như ông nói, thì chư Như lai sẽ đều hoan hỷ.”
Khi Đức Thế Tôn nói xong, tôn giả Xá Lợi Tử, Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại và toàn thể chúng hội, cho đến cả thế gian bao gồm chư Thiên, loài người, A- tu -la và Càn- thát -bà, tất cả đều hoan hỷ và tán thán lời dạy của Đức Thế Tôn.
Heart of Perfect Wisdom
Bát Nhã tâm Kinh Tiếng Anh theo bản dịch Anh ngữ của Trúc Huy
***
The Bodhisattva Avalokitesvara, from the deep course of Prajna wisdom, saw clearly that all five skandhas were empty and sundered all bonds of suffering.
Sariputra, know then: form does not differ from emptiness, nor does emptiness differ from form. Form is no other than emptiness, emptiness no other than form. The same is true of feelings, perceptions, impulses and consciousness.
Sariputra, all dharmas are marked with emptiness. None are born or die, nor are they defiled or immaculate, nor do they wax or wane. Therefore, where there is emptiness, there is no form, no feeling, no perception, no impulse, nor is there consciousness. No eye, ear, nose, tongue, body, or mind. No color, sound, smell, taste, touch, or object of mind. There is no domain of sight nor even domain of mind consciousness. There is no ignorance nor is there ceasing of ignorance. There is no withering, no death, nor is there ceasing of withering and death. There is no suffering, or cause of suffering, or cease in suffering, or path to lead from suffering. There is no cognition, nor even attainment.
So know that the Bodhisattva, indifferent to any kind of attainment whatsoever but dwelling in Prajna wisdom, is freed of any thought covering, get rid of the fear bred by it, has overcome what can upset and in the end reaches utmost Nirvana. All Buddhas of past and present, and Buddhas of future time, through faith in Prajna wisdom, come to full and perfect Enlightenment.
Therefore, one should know the Prajna paramita as the mantra of great knowledge, the miraculous, the utmost, the unequalled mantra, whose words relieve all suffering. This is highest wisdom, true beyond all doubt.
Know then and proclaim the Prajna paramita mantra. It spells like this:
Gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi svaha!
(Gone, gone, gone beyond, gone altogether beyond, Bodhi, Svaha!)
Heart Sutra by Lama Khenpo Pema Choephel Rinpoche Lyrics
***
Ja gar kay du Bha ga wa ti pra jnya pa ra mi ta hri da ya.
Bö kay du chom den de ma shay rab chi pha rol tu chin pay hnying po.
Bam po chig go: Di kay dak gi thö pa du chig na.
Chom den de jel pö-i khab, ja gö phung po ri la, ge hlong gi gedun chen po dang jang chub sem pe gedun chen po dang thab chig du thug te.
Dei tshe chhom den de zab mo hnang wa zhe ja we chhö chi nam drang chi ting nge dzin la hnyom par thug so. Yang dei tshe jang chub sem pa sem pa chhen po phag pa chen re zig wang chug she rab kyi pha rol tu chhin pa zab moi chöd pa nyid la nam par ta zhing phung po hnga po de dak la yang rang zhin jhi tong par nam par tao. De ne Sang je chi thö, tshe dang den pa sha ri bu chhang chub sem pa sem pa chen po phag pa Chen re zig wang chug la di ke che hme so. Rig chi bu, gang la la she rab chi pha rol tu chhin pa zab moi chö pa che par dö pa, de ji tar hlab par ja. De ke che hmey pa dang, jang chub sem pa sem pa chen po phag pa chen re zig wang chug gi tshe dang den pa Sha ra dwa ti bu la ndi ke che hme so.
Sha ri bu rig chi boa rig chi bu mo gang la la she rab chi pha rol tu chhin pa zab moi chöd pa che par ndö pa de ndi tar nam par ta war ja te.
Phung po hnga po dak kyang rang zhin chi tong par nam par yang dag par je su tao.
Zug tong pao. Tong pa nyid zug so. Zug lay tong pa nyid zhen ma yin. Tong pa nyid lay kyang zug zhen ma yin no.
De zhin du tshor wa dan, du she dang, du je dang, nam par she pa nam tong pao. Sha ri bu, de tar chö tham che tong pa nyi de; tshen nyid me pa, ma che pa, ma gag pa, dri ma me pa dri ma dang drel wao, dri wa me pa, gang wa me pao.
Sha ri bu, de ta we na tong pa nyid la zug med, tshor wa med, du she med, du je nam med, nam par she pa med, mig me na-wa me na me tse me lü me yi me zug me dra me dri me ro me reg-ja me, chö me do. Mig gi cham me pa ne yi gi kham me
Yi kyi nam-par-she-pai kham kyi bar-du yang me do. Ma rig-pa me ma rig-pazepa me-pa ne ga-shi me ga-shi ze-pe bar-du yang me do de zhin du dug-nge-wa dang kün-jung-wa dang gog-pa dang lam me ye-she me thob-pa me ma thob-pa yang me do
Sha ri bu de ta we na jang chub sem pa nam thob pa me pai shhir she rab kyi pha rol tu chin pa la ten ching ne te sem la drib pa me pe trag pa me de chhin chi log le shin du de ne nya ngen le de pai thar chhin to. Dü sum du nam par zhug pai sang je tham che kyang she rab kyi pha rol tu chhin pa la ten ne la na me pa yang dag par dzog pai jang chhub ngön par dzog par sang je so De ta we na she rab chi pha rol tu chhin pai hnga rig pa chhen pö hnga la na me pe hnga mi nyam pa dang nyam pai hnga du hnge tham che rab tu zhi war je pai hna mi dzün pe na den par she par ja te she rab chi pha rol tu chhin pai hnga hme pa Tadyatha Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Swaha Sha ri bu jang chhub sem pa sem pa chhen pö de tar she rab kyi pha rol tu chhin pa zab mo la hlab par jao de ne chom den de ting nge dzin de le zheng te jang chhub sem pa sem pa chhen po phag pa chen re zig wang chug la leg so zhe ja wai jin ne so leg so rig kyi bu de de zhin no de de zhin je ji tar chö kyi ten pa zhin du she rab kyi pha rol tu chhin pa zab mo la je par ja te de zhin shek pa nam kyang jay su yi rang ngo chom den de kyi de ke chö ka che ne tshe dang den pa sha ra dwa ti bu dang jang chub sem pa sem pa chhen po phag pa chen re zig wang chug dang tham che dang den pai khor de dag dang hla dang mi dang hla ma yin dang tri zar che pai jig ten yi rang te chom den de kyi sung pa la ngön par tö do.
Tổng hợp & dịch từ: Thư viện Hoa Sen, Tuyenphap, Wikipedia, Phật giáo Việt Nam, WeeklyBuddha
Đóng góp duy trì:
Qua MOMO https://nhantien.momo.vn/1OSnF4fCTrj
Paypal https://paypal.me/meditationmelody
Hãy theo dõi chúng tôi:
Thanh Âm Thư Giãn + Meditation Meloady
Sagomeko Internet Marketing Services – Trà Sữa Đài Loan Hokkaido Vietnam – Du lịch Đất Mũi Cà Mau –Bracknell Berks Funeral celebrant – Try A Place – SEO My Business
Đọc thêm các bài viết chính:
Phật Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phật Dược Sư Lưu Ly Vương Quang, Liên Hoa Sanh Guru Rinpoche, Lục Độ Phật Mẫu – Tara.Lục Tự Đại Minh Chú, Chú Đại Bi Tiếng Việt, Chú Đại Bi tiếng Hoa, Chú Đại Bi tiếng Phạn, Chú Lăng Nghiệm, Chú Tiêu Tai Cát Tường, Chú Vãng Sanh, Chú Om Ah Hum
Thanh Âm Thư Giãn chân thành cảm ơn.