google.com, pub-6277401358830299, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Phật Giáo Hòa Hảo – Đức Huỳnh Giáo Chủ Qua Hơn 80 Năm Khai Đạo

Niệm Phật, Phật Giáo, Uncategorized

Tóm Tắt Nội dung

Phật Giáo Hòa Hảo

Tiền Thân Của Đạo Phật Giáo Hòa Hảo

Đức Huỳnh Giáo Chủ

Sấm Giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ

Phật Giáo Hòa Hảo thờ gì?

Kết Luận

Theo Phật Giáo Hòa Hảo, lấy tinh thần chung của người con Phật, “Tứ trọng ân – đó là: ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo và ân đồng bào nhân loại.” Thật rất quan trọng đối với các hệ phái và tôn giáo nội sinh như đạo Phật giáo Hòa Hảo.

Phật Giáo Hòa Hảo

Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do ngài Huỳnh Phú Sổ sáng lập.

Ngài Huỳnh Phú Sổ, còn được gọi là “Thầy Tư Hoà Hảo”, “Đức Huỳnh Giáo chủ”, khi đó chưa đầy 18 tuổi, tuyên bố mình là bậc “Sinh nhi tri”, biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và “đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc”.

Ngài chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa. Đồng thời, ngài truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy, chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm thầy tổ, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Đức Tôn Sư, Đức Thầy.

Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, nội dung cốt lõi là giáo lý của Đức Phật Thích Ca, và có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.

Phật giáo hòa hảo, Đức Huỳnh Giáo Chủ, Huỳnh Phú Sổ, sấm giảng của Đức huỳnh giáo chủ, Phật giáo hòa hảo thờ gì
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Tiền Thân Của Đạo Phật Giáo Hòa Hảo

Tiền thân của Đạo Phật giáo Hòa Hảo là Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Ngài Đoàn Minh Huyên khai sáng. Trong giai đoạn lịch sử, miền Nam Việt Nam bị bảo hộ bởi thực dân Pháp vào năm 1867, triều đình nhà Nguyễn cắt nhượng cho Pháp, đây là vùng đất đầu tiên Pháp chiếm được trong quá trình xâm lược Đại Nam.

Từ vùng Nam Bộ phù sa, xuất hiện một nhân vật lịch sử đầy lòng yêu nước thương dân, Đoàn Minh Huyên (dân tôn kính gọi là Phật thầy Tây An). Đạo hiệu là Giác Linh, dưới hình thái một tôn giáo mệnh danh là Bửu Sơn Kỳ Hương, vừa giúp dân khai mở dinh điền, khai hoang nhiều vùng đất Nam bộ giáp ranh Campuchea, vừa truyền đạt tinh thần yêu nước bảo vệ cõi bờ cho những nông dân chân chất lúc bấy giờ, vừa học Phật tu Nhân.

Phật Thầy Tây An xuất thân từ Sa Đéc vào năm 1807, tại làng Cái Tàu Thượng, nay là huyện Lấp Vò, Đồng Tháp. Phật Thầy Tây An cổ có ba ngấn, sau này Đức Huỳnh Phú Sổ ra đời cũng có ba ngấn cổ và Ngài viết ra quyển 2 sấm giảng nhắc lại bút tích Phật Thầy nên hầu hết tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật giáo Hòa Hảo đều nhìn nhận chung một gốc.

Năm 1849 tại Nam kỳ xảy ra mất mùa và đại dịch, nhân dân lâm vào cùng cực khổ đau và chết chóc, Ngài từ Tòng Sơn xuất hiện chữa bệnh cho dân, từ đó hướng dẫn khai hoang lập trại ruộng để giải quyết sinh kế và nạn đói.

Việc làm ích lợi dân và được lòng dân như thế, chính quyền địa phương bắt giam và chỉ định cư trú, buộc ngài quy y cửa Phật vào dòng Lâm Tế, tại chùa Tây An dưới chân núi Sam – Châu Đốc.

Tuy trụ thế 49 năm (1807-1856) Ngài đào tạo được những đệ tử giỏi, đầy tinh thần yêu nước như Cố Quản Trần văn Thành (nổi tiếng chống Pháp), Tăng Chủ (Bùi Đình Thân), Đạo Xuyến (Nguyễn Văn Xuyến), Đạo Lập (Phạm Thái Chung), Đạo Thắng (Nguyễn Văn Thắng),v.v…

Trong những lời sấm truyền của Phật Thầy để lại cho đệ tử có câu:

 Chừng nào gốc mộc nên chồi,
 Ta vưng sắc lệnh tái hồi trần gian.
 Hay câu:
 Nay già đã hết già hóa trẻ ,
 Nên giữa đồng bỗng lại có sông. 
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr
Chùa Thầy Tây An

Phật Thầy Tây An

Phật Thầy Tây An là một nhà yêu nước ẩn dưới chiếc áo nhà tu. Ngài vừa trị bệnh cứu người, vừa quy tụ nông dân nghèo khai hoang, vừa phổ biến “Tứ ân”, mà trong đó “ân đất nước” rất được chú trọng.

Điểm đáng lưu ý nữa, đó là những “trại ruộng” mà Ngài lập ra, vừa làm kinh tế dân sinh, vừa là căn cứ tập hợp nông dân chống lại chính sách cai trị hà khắc của nhà Nguyễn.

Sau này, khi thực dân Pháp đến xâm lược, thì những nơi ấy trở thành những căn cứ chống ngoại xâm, nhiều tín đồ của Ngài trở thành nghĩa quân (để đền ơn đất nước), mà cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 -1873) do Trần Văn Thành (đại đệ tử của Phật Thầy Tây An) phát động, là một minh chứng.

Đây là phong trào khởi nghĩa dưới hình thức tôn giáo tại miền Tây Nam bộ do Phật thầy Tây An khởi lập để rồi tiếp theo truyền thừa có những vị như Đức Phật Trùm (1868- 1875), Đức Bổn sư Ngô Lợi (1831- 1890), sư Vãi Bán khoai (1901-1902), ông Cử Đa rồi tới Đức Huỳnh Phú Sổ (1920 – 1947).

Đức Huỳnh Giáo Chủ

Đức Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 15 tháng 1 năm 1920, nhằm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, (nay thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang); con của ông Hương Cả – Huỳnh Công Bộ và bà Lê Thị Nhậm.

Thuở nhỏ Người thông minh, học hết bằng sơ học yếu lược Pháp – Việt nhưng hay bị đau ốm nên đành bỏ dở việc học. Thời gian lên núi Sam học đạo với Bửu Sơn Kỳ Hương và chữa lành bệnh. 

Sau đó về lại đồng bằng trị bệnh cho dân và khai đạo tại làng Hòa Hảo. Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (4 tháng 7 năm 1939), Người đứng ra cử hành lễ “đền linh Khứu Sơn trung thọ mạng” khai đạo, lấy tên là Phật giáo Hòa Hảo.

Từ đó Đức Huỳnh đi chữa bệnh, tiên tri, thuyết pháp và sáng tác thơ văn, kệ giảng. Văn chương của Người rất bình dân nên dễ đi vào lòng người. Chỉ trong một thời gian ngắn số tín đồ và ảnh hưởng của Người càng ngày càng gia tăng và trở thành một phong trào tín ngưỡng mạnh mẽ khiến thực dân Pháp lo ngại. Tuy mới 20 tuổi, trong tay Người đã có hàng triệu tín đồ tại miền Tây Nam bộ.

Ngày 18 tháng 8 năm 1940, họ đưa Người đi quản thúc tại Sa Đéc, rồi chuyển Người sang làng Nhơn Nghĩa, tỉnh Cần Thơ nhưng cả hai nơi này đều được đông đảo quần chúng đến xin nghe thuyết pháp và quy y.

Phật giáo hòa hảo, Đức Huỳnh Giáo Chủ, Huỳnh Phú Sổ, sấm giảng của Đức huỳnh giáo chủ, Phật giáo hòa hảo thờ gì
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Sau đó, nhà cầm quyền Pháp đưa đức Thầy vào bệnh viện Cần Thơ và chuyển lên nhà thương điên Chợ Quán tại Sài Gòn.

Tháng 6 năm 1941, Người bị đưa đi quản thúc ở Bạc Liêu. Tại đây Người không được phép trị bệnh và thuyết pháp.

Tháng 10 năm 1942, trước tin tức người Pháp sẽ đưa Huỳnh Phú Sổ đi đày ở Ai Lao (Lào), các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và hiến binh Nhật đã giải cứu Người rồi đem về Sài Gòn.

Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1945, Đức Huỳnh đi thuyết pháp và khuyến nông tại 107 địa điểm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Tiếp nối truyền thống tứ ân hiếu nghĩa của tiền nhân. Người chủ trương “học Phật tu nhân” và đáp đền ân đức đất nước.

Trong thời gian Pháp thuộc, Người cùng đệ tử thành lập và tham gia các phong trào chống Pháp. Trước lực lượng của Pháp và chính quyền đương thời quá mạnh, Người khôn khéo tùy nghi làm mọi phương tiện để bảo tồn lực lượng yêu nước còn yếu kém. Đôi khi một vài lực lượng các nơi phải giả hàng Pháp để lấy vũ khí, sau đó đánh lại Pháp, vì vậy bị hiểu lầm là “sáng đầu tối đánh”.

Phật giáo hòa hảo, Đức Huỳnh Giáo Chủ, Huỳnh Phú Sổ, sấm giảng của Đức huỳnh giáo chủ, Phật giáo hòa hảo thờ gì
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Dẫu sao, lực lượng Hòa Hảo lúc bấy giờ đã thể hiện lòng yêu nước không kém so với các tổ chức chống Pháp lúc bấy giờ. Người không chỉ tổ chức và tham gia các phong trào chống Pháp, còn giúp dân khai hoang lập ruộng, dạy dân đời sống đạo đức tu thiện, giữ gìn phong hóa dân tộc như mặc đồ đen, búi tóc, thờ cúng cửu huyền thất tổ, đoàn kết tình làng nghĩa xóm.

Bình dân hóa kinh điển giáo lý nhà Phật qua văn vần dễ hiểu dễ nhớ, dịch và chuyển thành thơ tỳ ni nhật dụng rất giản dị khi mà nông dân nhìn chữ Hán như đám rừng vô nghĩa.

Pháp tu là hằng ngày niệm Phật, cầu nguyện, không thờ hình cốt và nghi thức rườm rà, nếu không trường trai thì cũng phải nhị trai, lục trai tiến dần lên.

Sau khi đất nước chấm dứt chinh chiến, tín đồ đạo Phật giáo Hòa Hảo hướng đến công tác từ thiện như mở bếp ăn tình thương giúp đỡ bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân nghèo trong các bệnh viện.

Phong trào này phủ trùm hầu hết các tỉnh miền Tây Nam bộ và lan tràn lên thành phố lớn như Cần Thơ, Sài Gòn, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai… Xây nhà tình thương, làm cầu, đóng giếng, hỗ trợ học sinh nghèo, cấp thuốc từ thiện, cho xe chuyển vận bệnh nhân nghèo từ Tỉnh lên Thành phố hoặc ngược lại, bảo trợ quan tài, xe lăn…

Tuy làm từ thiện âm thầm, không phô trương quảng cáo, nhưng vẫn không thiếu đâu đó mạnh thường quân chung tay góp phần hỗ trợ.

Việc từ thiện là hành động truyền thống con nhà Phật có từ xa xưa dù là trong thời chiến, tuy không phát triển đa dạng như ngày nay. Lúc bấy giờ chỉ mở phòng thuốc Nam từ thiện do Tịnh Độ cư sư chủ trương và một ít chùa.

Sau năm 1975, một vài địa phương do cán bộ phía Bắc vào quản lý, không đồng ý phát thuốc miễn phí, buộc phải thu tiền, và những việc từ thiện khác họ không tin vào việc làm xa lạ khó hiểu khi Miền Bắc chưa hề có như thế, vì ngại rằng, đây là âm mưu chính trị, hay thủ đoạn lừa lọc nào đó.

Nhưng sau một thời gian họ đã hiểu, vì thế, bao chướng ngại lá lành đùm lá rách được cởi mở, và sau hơn 40 năm, nay là lá rách đùm lá nát được nhân rộng dưới mọi hình thức. Tín đồ đạo Phật Giáo Hòa Hảo vẫn nằm lòng câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng“.

Phật giáo hòa hảo, Đức Huỳnh Giáo Chủ, Huỳnh Phú Sổ, sấm giảng của Đức huỳnh giáo chủ, Phật giáo hòa hảo thờ gì
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Sấm Giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ

Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 2 phần: Sấm Giảng giáo lý và Thi Văn giáo lý.

Phần thứ nhất: Sấm Giảng Thi văn Giáo lý. Phần này gồm 6 quyển giảng:

1. Quyển thứ nhất: Sấm giảng khuyên người đời tu niệm. Viết theo lối văn lục bát, dài 912 câu.

2. Quyển thứ nhì: Kệ dân của người khùng. Viết theo lối văn thất ngôn trường thiên, dài 476 câu.

3. Quyển thứ ba: Sám Giảng. Viết theo lối văn lục bát, dài 612 câu.

4. Quyển thứ tư: Giác mê tâm kệ. Viết theo thể văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu.

5. Quyển thứ năm: Khuyến thiện. Quyển này dài 776 câu, đoạn đầu và đoạn cuối viết theo thể thơ lục bát, đoạn giữa theo lối thơ thất ngôn trường thiên.

6. Quyển thứ sáu: Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền. Quyển này viết theo lối văn xuôi (tản văn), trình bày toàn bộ tôn chỉ, giới luật của Đạo.

Phần thứ hai: Thi Văn Giáo Lý. Phần này bao gồm hơn 200 bài thi thơ do Huỳnh Phú Sổ viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947).

Có thể coi giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần “Học Phật” và phần “Tu nhân”:

Phần “Học Phật”: chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.

Phần “Tu nhân”: theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu “tứ ân hiếu nghĩa”- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Ngàn kinh muôn điển, hiếu nghĩa trước tiên); Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhơn Đạo. Nhơn Đạo bất tu, Tiên Đạo viễn hỹ (Muốn tu thành Tiên Đạo, trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Đạo còn xa vời).

Phật giáo hòa hảo, Đức Huỳnh Giáo Chủ, Huỳnh Phú Sổ, sấm giảng của Đức huỳnh giáo chủ, Phật giáo hòa hảo thờ gì
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Phật Giáo Hòa Hảo thờ gì?

Lấy tinh thần chung của người con Phật, “Tứ trọng ân – đó là: ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo và ân đồng bào nhân loại.” Thật rất quan trọng đối với các hệ phái và tôn giáo nội sinh như đạo Phật giáo Hòa Hảo.

Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo chủ trương thờ phượng đơn giản, không cầu kỳ phức tạp, trở về với nội tâm hơn là hình tướng bên ngoài, đúng với tinh thần vô vi mà Đức Phật Thích Ca đã đề xướng.

Phật Giáo Hòa Hảo thờ gì?

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:

– Thứ nhất là Ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ: thờ cúng tổ tiên, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn.

– Thứ hai là Ngôi thờ Tam Bảo: thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng. Ngôi thờ này có đặt một tấm vải màu nâu (gọi là Trần Dà) tượng trưng cho sự thoát tục và sự đoàn kết.

Chúng ta hãy xem qua lời dạy của Đức Huỳnh Giáo chủ:

"Nhưng riêng về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào các sự hào nhoáng bề ngoài. Từ trước chúng ta thờ trần điều là di tích của Đức Phật Thầy Tây An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức Phật, nên toàn-thể người trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa-hiệp của nhân-loại không phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để tiêu-biểu cho tinh-thần vô thượng của nhà Phật".

-Thứ ba là Ngôi Thông Thiên: đặt ngoài trời.

“Về cách cúng Phật, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu-biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu-biểu cho sự tinh khiết, còn nhang, dùng đặng bán mùi uế-trược. Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ ông bà cúng món chi cũng đặng”. (lời Đức Huỳnh Giáo chủ).

Như trên thì, ngôi thờ Tam Bảo và ngôi Thông Thiên chỉ đặt lư hương, bình hoa, ly nước sạch, ngoài ra không cúng gì khác nữa. Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì ngoài ba thứ trên có thể dâng cúng thêm thực phẩm: bánh trái, thức ăn nhưng nên cúng chay.

Phật giáo hòa hảo, Đức Huỳnh Giáo Chủ, Huỳnh Phú Sổ, sấm giảng của Đức huỳnh giáo chủ, Phật giáo hòa hảo thờ gì
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
  • reddit
  • Tumblr

Hành lễ

Đức Huỳnh giáo chủ dạy:

“Chỉ thờ lạy Đức Phật, Tổ-tiên, ông bà, cha mẹ lúc còn sống và các vị anh-hùng cứu quốc. Với những kẻ khác, nên bỏ hẳn sự lạy lục người sống, cho đến Thầy mình cũng vậy, chỉ xá thôi.”

Kết Luận

Trong cuốn Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ, Lê Hiếu Liêm nhận định:

"Từ Đức Phật Thầy Tây An đến Đức Huỳnh Giáo Chủ, trải qua suốt 90 năm, là một dòng sinh mệnh Phật giáo đặc thù Việt Nam và đặc biệt Nam Bộ nhưng nó không tách lìa, trái lại, là một phần bất khả phân ly của 2.000 năm Phật giáo Việt Nam và 2.500 năm của Phật giáo Thế Giới. So với rất nhiều tông phái Phật giáo khác tại Việt Nam và trên thế giới, thì Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo có đặc chất và màu sắc Phật giáo rất rõ rệt và đậm nét, chưa kể là nó còn mang được tính chất trong sáng và truyền thống của đạo Phật".

Tổng hợp & dịch từ: Thư viện Hoa Sen, Tuyenphap, Wikipedia, Phật giáo Việt Nam, WeeklyBuddha

Đóng góp duy trì:

Qua MOMO https://nhantien.momo.vn/1OSnF4fCTrj

Paypal https://paypal.me/meditationmelody

Hãy theo dõi chúng tôi:

Thanh Âm Thư Giãn + Meditation Meloady

Tiktok Thanh Âm Thư Giãn

Sagomeko Internet Marketing Services Trà Sữa Đài Loan Hokkaido Vietnam Du lịch Đất Mũi Cà Mau Bracknell Berks Funeral celebrant

Đọc thêm các bài viết chính:

Phật Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phật Dược Sư Lưu Ly Vương Quang, Liên Hoa Sanh Guru Rinpoche, Lục Độ Phật Mẫu – Tara.Lục Tự Đại Minh Chú, Chú Đại Bi Tiếng Việt, Chú Đại Bi tiếng Hoa, Chú Đại Bi tiếng Phạn, Chú Lăng Nghiệm, Chú Tiêu Tai Cát Tường, Chú Vãng Sanh, Chú Om Ah Hum

Thanh Âm Thư Giãn chân thành cảm ơn.

Philanthropist list
Danh sách ủng hộ 4 & 5/2023
Anh Nhân *** tk thẻ 200.000 VNĐ Chị Loan *** tk momo 150.000 VNĐ Chú Khoa *** tk thẻ 300.000 VNĐ Thầy *** Huệ Paypal 25 USD Alex *** Paypal 20 USD *** Trân trọng tấm lòng của Quý vị! We appreciate your kindness and generosity.
Philanthropist list
Danh sách ủng hộ 4 & 5/2023
Anh Nhân *** tk thẻ 200.000 VNĐ Chị Loan *** tk momo 150.000 VNĐ Chú Khoa *** tk thẻ 300.000 VNĐ Thầy *** Huệ Paypal 25 USD Alex *** Paypal 20 USD *** Trân trọng tấm lòng của Quý vị! We appreciate your kindness and generosity.

Pin It on Pinterest