[ad_1]
NSGN – Ngạ quỷ/quỷ đói (Phạn: Preta) là tên Phạn ngữ để chỉ một loại sinh vật siêu nhiên được miêu tả trong Ấn Độ giáo, Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, Việt Nam phải chịu đựng những đau khổ nhiều hơn loài người, đặc biệt là mức độ khắc nghiệt cùng cực của đói khát. Chúng có nguồn gốc từ các tôn giáo Ấn Độ và thâm nhập vào các tôn giáo Đông Á thông qua con đường phổ truyền của Phật giáo.
Truyền thuyết về ngạ quỷ/quỷ đói phổ biến được biết đến với câu chuyện về tấm lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên, một đệ tử gần gũi của Đức Phật, người đã giải thoát cho người mẹ của mình từ địa ngục vì nghiệp báo của mình bị đọa vào đường ngạ quỷ trong kinh Vu lan bồn. Vào thế kỷ thứ ba TL, kinh Vu lan bồn được dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Trung. Câu chuyện này được cho là bắt nguồn từ sử thi Ấn Độ cổ đại, Mahabarata, đó là câu chuyện về một nhà tu hành khổ hạnh khi thấy tổ tiên của ông bị treo ngược trong luyện ngục bởi ông ta chưa lập gia đình và không có người nối dõi, thừa kế tông tộc.
Trước khi Mục Liên trở thành Phật tử, chàng đi ra nước ngoài để buôn bán và đưa cho mẹ mình tiền để cúng dường thức ăn cho các chư Tăng và những người ăn mày. Người mẹ keo kiệt/bủn xỉn đã giấu chúng đi. Chẳng bao lâu sau khi Mục Kiền Liên trở về, bà qua đời và Ngọc hoàng phán xét rằng bà nên được chuyển cho Diêm vương/Yama, người cai trị thế giới âm ty, và đọa xuống tầng địa ngục thấp nhất vì sự dối trá ích kỷ. Mục Liên/Mulian sau đó trở thành một Phật tử. Sử dụng nhãn quang của mình, Mục Liên thấy người mẹ đang đau đớn cùng cực trong Avīci/A-tỳ địa ngục, tàn bạo/thảm khốc nhất trong luyện ngục. Chàng đã tìm đến Đức Phật thỉnh cầu sự giúp đỡ. Để giải cứu mẹ khỏi sự đau khổ này, Đức Phật đã chỉ dẫn Mục Liên vào ngày 15 tháng Bảy, là thời điểm chư Tăng an cư kiết hạ, dâng cúng “những thứ thuần khiết nhất, xinh đẹp nhất thế giới” cho chư Tăng. Cuối cùng bà được tái sinh thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.
Một dị bản của truyền thuyết trên thay thế Mục Liên (Pali: Moggallāna) với đồng môn của mình, Xá Lợi Phất/Sāriputta, được ghi trong Petavatthu/Ngạ quỷ sự thuộc kinh tạng Pali của Phật giáo Nam truyền, và là nền tảng tập tục của việc dâng cúng thức ăn cho các ngạ quỷ/quỷ đói và lễ Hội linh và cúng ông bà trong nền văn hóa của Campuchia, Sri Lanka, Thái Lan và Lào.
Trung Quốc
Quỷ đói là một khái niệm trong Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống của Trung Quốc, đó là những chúng sinh được biểu trưng cho nhu cầu cảm xúc thú tính/nhục cảm mãnh liệt. Thuật ngữ “quỷ đói” là thuật ngữ preta trong Phật giáo được dịch sang tiếng Trung. “Những quỷ ma đói” đóng một vai trò trong Phật giáo và Đạo giáo cũng như trong tín ngưỡng dân gian Trung Hoa. Không nên nhầm lẫn thuật ngữ này với thuật ngữ chung để chỉ cho “ma/quỷ”, là linh hồn của tổ tiên quá vãng. Theo hiểu biết thông thường thì tất cả mọi người trở thành quỷ sau khi họ chết, và sau đó sẽ dần dần yếu đi và cuối cùng chết một lần thứ hai. Ngược lại, ma đói là một trường hợp đặc biệt hơn nhiều và chỉ xảy ra trong những trường hợp rất rủi ro/bất hạnh, chẳng hạn như nếu cả một gia đình bị giết sạch hoặc khi một gia đình chẳng còn ai thờ cúng tổ tiên của họ.
Khi Phật giáo phổ truyền rộng rãi, quan niệm trở nên phổ biến rằng những linh hồn sẽ sống trong không trung cho đến khi tái sinh. Truyền thống Đạo giáo tin rằng quỷ đói được hình thành từ những người mà cái chết của họ vô cùng tàn khốc hay bất hạnh – gọi chung là “bất đắc kỳ tử”. Cả Phật giáo và Đạo giáo chia sẻ quan niệm rằng quỷ đói được hình thành từ các bậc tổ tiên bị ruồng bỏ hoặc bỏ mặc.
Lễ hội cô hồn, còn được gọi là Thí ngạ quỷ hội, lễ Vu lan hay lễ Trung nguyên, là một lễ hội Phật giáo và Đạo giáo truyền thống được tổ chức tại các nước châu Á. Theo lịch Trung Quốc (âm-dương lịch), lễ hội yêu ma được cử hành vào đêm thứ 15 của tháng Bảy (đêm thứ 14 ở miền Nam Trung Quốc).
Cúng cô hồn trên đường phố Trung Quốc
Trong văn hóa Trung Quốc, ngày thứ mười lăm của tháng thứ Bảy âm lịch được gọi là ngày cô hồn và tháng Bảy nói chung được coi là tháng cô hồn (quỷ nguyệt), khi đó các yêu ma và vong hồn của tổ tiên quá vãng rời khỏi địa ngục. Khác với lễ Thanh minh (vào mùa xuân) và Tết Trùng cửu (vào mùa thu), vào lúc đó con cháu thể hiện sự tôn kính đối với những bậc tổ tiên quá vãng. Trong suốt lễ hội, người chết được tin rằng sẽ về thăm dương gian.
Vào ngày mười lăm, các cõi thiên đàng và địa ngục và cõi dương gian đều mở cửa và cả Đạo giáo và Phật giáo đều cử hành các lễ nghi chuyển đổi và xóa bỏ những khổ đau cho người quá vãng. Thực chất, tháng cô hồn là để tôn kính người đã mất, tỏ bày tấm lòng hiếu thảo; đạo làm con của con cháu được hồi hướng đến tổ tiên của họ ngay cả sau khi họ qua đời. Các hoạt động trong suốt tháng sẽ bao gồm việc chuẩn bị thức ăn/vật phẩm dâng cúng, nhang và đồ mã để đốt, đó là loại vật phẩm có hình thức giấy bồi như quần áo, vàng và các mặt hàng tinh xảo khác cho cuộc thăm viếng của tổ tiên quá vãng. Các món ăn công phu (thường là những thức ăn chay) sẽ được phục vụ tại các chỗ ngồi bỏ trống dành cho mỗi người quá vãng trong gia đình. Các vong hồn được con cháu xử sự như thể họ vẫn còn sống. Thờ cúng tổ tiên là điều đặc trưng của Tết Thanh minh từ lễ hội yêu ma, bởi vì nó thể hiện sự tôn kính đến tất cả những người đã chết, bao gồm các thế hệ cùng thời và thế hệ trẻ, trong khi người trước chỉ bao gồm các thế hệ lớn tuổi. Các lễ hội khác có thể bao gồm, mua và thả những chiếc thuyền giấy nhỏ và hoa đăng trên mặt nước, mang ý nghĩa dẫn lối cho các linh hồn lạc lối và linh hồn tổ tiên quá vãng cũng như các vị thần khác.
Về nguồn gốc, những Phật tử Trung Quốc khẳng định rằng Thí ngạ quỷ hội bắt nguồn từ các kinh tạng Phật giáo, nhưng nhiều khía cạnh hữu hình của lễ nghi bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian Trung Hoa và các truyền thống dân gian địa phương khác. Quá trình của thuyết hổ lốn không chỉ giới hạn ở Trung Quốc: lễ hội cô hồn có sự tương đồng trong Phật giáo Theravada/Nam truyền, chẳng hạn như lễ Hội linh/Pchum Ben của Campuchia, phản ánh những giả định tương tự về việc mở cửa địa ngục hàng năm, và cùng với vai trò tương tự (phù hợp với kinh điển) của Diêm vương/Yama. Trong triều đại nhà Đường Trung Quốc, lễ hội Phật giáo Ullambana và lễ hội cô hồn đã được trộn lẫn và cử hành cùng nhau.
Trong tập tục thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc, quỷ pháp giới/quỷ giới (lãnh địa của quỷ đói) là tín ngưỡng truyền thống truyền miệng của người dân Trung Quốc. Họ cho rằng những vong hồn tổ tiên có thể được phép quay trở lại dương gian vào một thời điểm nhất định trong năm. Chúng đói khát và sẵn sàng lấy đi những gì có thể, nếu các vong hồn này không được những người họ hàng còn sống của mình cúng kiếng.
Một lễ hội được gọi là Lễ hội quỷ đói/cúng vong hồn hay Vu lan bồn được tổ chức để tôn kính những hiện thân quỷ đói tổ tiên. Thực phẩm và thức uống được dâng cúng nhằm đáp ứng nhu cầu của chúng. Lễ hội cúng cô hồn ngạ quỷ được tổ chức vào suốt tháng thứ 7 của lịch Trung Hoa. Nó cũng rơi vào cùng một thời điểm như trăng tròn, mùa vụ mới, mùa vụ thu hoạch, đỉnh điểm của sự tu khổ hạnh, sự tái sinh của tổ tiên, và sự lắp ghép của cộng đồng địa phương. Theo truyền thống, suốt tháng này, các cánh cổng địa ngục được mở ra và những quỷ đói được tự do rong chơi trên cõi đất, nơi chúng tìm kiếm vật thực và sự vui chơi/giải trí. Những yêu ma này được xác tín rằng đó là tổ tiên của những thân nhân đã quên cúng kiếng sau khi họ qua đời. Chúng có cổ dài và mỏng vì chúng không được gia đình mình cho ăn, cho uống. Truyền thống cho rằng các gia đình nên cầu nguyện dâng cúng cho người thân quá vãng và đốt “tiền âm phủ”. “Tiền âm phủ” là một loại tiền tệ hợp pháp/có giá trị ở âm ty và giúp cho những vong hồn sống thoải mái trong thế giới bên kia. Người dân cũng đốt các dạng đồ mã khác như nhà giấy, xe hơi và ti-vi để làm vui lòng các vong hồn.
Các gia đình cũng dâng đồ cúng cho những cô hồn vô danh lang thang, vất vưởng được biết đến như những linh hồn vô gia cư để chúng không xâm phạm đến cuộc sống và mang lại sự bất hạnh cho con người. Một ngày lễ lớn được tổ chức cho các vong hồn vào ngày 15 của tháng thứ 7. Người ta mang theo thức ăn và đặt chúng lên chiếc bàn cúng để làm vui lòng các yêu ma và tránh những rủi ro. Các chương trình trực tiếp cũng được thực hiện và mọi người được mời tham gia. Hàng ghế đầu tiên luôn để trống vì đây là nơi cho các yêu ma ngồi để thưởng thức giải trí trực tiếp tốt hơn. Các chương trình biểu diễn luôn diễn ra vào ban đêm với âm lượng lớn, để các âm thanh thu hút và thỏa lòng các vong hồn. Những hành động này được biết đến nhiều hơn như là “những dịp hội hè, đình đám”.
Các vị thầy tế Đạo giáo chủ yếu của thị trấn đội một mũ miện được trang hoàng bởi năm tấm giấy/vải vàng và đỏ, thực tế được vay mượn từ Phật giáo. Điều này biểu trưng cho năm vị thần quyền lực nhất (Ngọc hoàng Thượng đế, Quan Vũ, Bổn Đầu Công, Thiên Hậu và Tây Vương Mẫu). Thần được tin rằng, thông qua giọng nói của người thầy tế trên cõi đất, ban lời sấm truyền.
Một bàn thờ cúng thần và một cái ghế được dựng cho thầy tế ở lối đi trên một con đường hoặc phía trước ngôi làng. Vị Bồ-tát Địa Tạng/Ksitigarbha được đặt ngồi trước chiếc ghế. Dưới chiếc ghế là những bản/tấm bột gạo và trái đào. Ở trên bàn thờ là bài vị của ba vị thần và ba cờ tang. Buổi trưa, cừu, lợn, gà, trái cây và bánh được các gia đình đem đến để cúng được bày biện trên bàn thờ. Một vị thầy tế sẽ đặt một cây cờ đuôi nheo/tam giác bằng giấy ba màu với những đặc tính đặc biệt trong mỗi cúng thần. Sau khi nhạc bắt đầu trỗi lên, vị thầy tế đánh chuông để gọi các quỷ đói trở lại bàn thờ cúng. Sau đó ông ném gạo và những trái đào vào không khí ra mọi hướng để phân chia chúng cho các vong hồn.
Trong suốt buổi tối, nhang được đốt phía trước cửa của các hộ gia đình. Nhang tượng trưng cho sự thịnh vượng. Đốt càng nhiều nhang, sự thịnh vượng càng lớn. Trong suốt lễ hội, các cửa hàng đóng cửa để tránh sự xâm nhập của các cô hồn. Ở giữa mỗi con đường dựng một bàn thờ với khói nhang nghi ngút cùng trái cây tươi và những vật cúng tế được bày biện. Phía sau án thờ, các nhà sư sẽ xướng tụng những bản kinh mà người ta tin rằng chỉ có yêu ma mới có thể hiểu được.
Mười lăm ngày sau lễ hội, để đảm bảo tất cả quỷ đói tìm được đường trở về địa ngục, người dân thả đèn trên mặt nước và đặt những chiếc đèn lồng bên ngoài ngôi nhà. Những chiếc đèn lồng này có dạng hình hoa sen đặt trên một tấm bảng. Các quỷ đói được tin rằng sẽ tìm thấy con đường quay trở lại khi những chiếc đèn lồng đưa lối.
1- Các loại vong hồn
Người ta tin rằng linh hồn chứa đựng các yếu tố cả âm và dương. Âm là quỷ hay phần ma quỷ, và dương là thần hay phần linh hồn. Khi cái chết diễn ra, quỷ sẽ trở về cõi đất, và thần đến ngôi mộ hoặc điện thờ của gia đình/nhà thờ dòng họ, tổ tiên. Nếu một vong hồn bị bỏ rơi, nó sẽ trở thành một quỷ. Các thần, hoặc linh hồn tổ tiên trông nom con cháu của mình, và có thể mang lại sự may mắn nếu được thờ phụng đúng lễ.
Quỷ đói khác với những ma quỷ của truyền thống Trung Quốc, mà mọi người tin rằng sẽ trở thành sau khi chết. Theo Phật pháp, có ba nhóm quỷ đói chủ yếu: những người không có tài sản, những người có ít và những người có nhiều của cải. Những quỷ đói không có của cải được chia thành ba nhóm: miệng lửa cháy rực, khi thức ăn và thức uống đưa vào miệng đều bị thiêu cháy; miệng kim, có cổ họng bé xíu đến nỗi thức ăn không thể đi vào miệng được; và miệng gớm guốc, có chiếc miệng bị phân hủy và hôi thối, vì vậy họ không thể ăn được bất cứ thứ gì. Những yêu ma với một chút của cải chỉ có thể ăn một lượng nhỏ. Những yêu ma nhiều tài sản cũng được phân thành ba nhóm phụ: những yêu ma của hiến tế, những người hy sinh mạng sống của mình để hiến thân cho loài người và tương tự như những linh hồn được miêu tả ở Trung Quốc; những yêu ma của sự mất mát, những người mất đi cuộc sống vì các mục đích cho loài người; và những yêu ma có quyền năng to lớn, như yaksha và rakshasa, kẻ thống quản đầy quyền lực của những yêu ma. Những bóng ma của sự hy sinh và mất mát đôi khi chịu đói khát, trong khi những yêu ma quyền năng có những khoái lạc gần với những thần thánh. Trong số những quỷ đói, hầu hết chúng đều có ít hoặc không có của cải và cực kỳ đói khát.
Có mười sáu quỷ đói sống trong địa ngục hoặc một vùng địa ngục. Không giống các cư dân địa ngục khác, chúng có thể rời khỏi địa ngục và lang thang đây đó. Chúng tìm kiếm trong rác và đồ thừa, nước thải của con người ở bên ngoài thành phố. Chúng được cho là vô hình vào ban ngày nhưng có thể nhìn thấy vào ban đêm. Một số quỷ đói chỉ có thể ăn xác chết, hoặc thức ăn bị đốt cháy trong miệng của chúng, đôi khi chúng có bụng to và cổ nhỏ xíu như cây kim (hình ảnh này là cơ bản chỉ những quỷ đói trong Phật giáo châu Á).
2- Những tín niệm và tập quán dân gian
Có rất nhiều tín niệm dân gian và những điều kiêng kỵ quanh lễ hội ngạ quỷ/quỷ đói. Các yêu ma được coi là nguy hiểm, và có nhiều hình nhiều dạng như rắn, bướm đêm, chim, cáo, chó sói và hổ. Một số yêu ma thậm chí còn hóa hiện trong lốt của một người đàn ông hoặc người phụ nữ xinh đẹp để quyến rũ và chiếm hữu con người. Một câu chuyện đề cập đến một yêu ma có hình thức của một cô gái xinh đẹp và quyến rũ một người đàn ông trẻ cho đến khi một tu sĩ can thiệp và gửi yêu ma trở lại địa ngục. Người ta tin rằng chúng sở hữu khả năng có thể gây ra bệnh tật và /hoặc tạo nên rối loạn tinh thần.
Trong suốt tháng thứ 7 theo lịch Trung Hoa, trẻ em được khuyên (thường là bởi người cao tuổi trong gia đình) phải về nhà trước khi trời tối, và không đi lang thang ngoài đường vào ban đêm vì sợ những yêu ma sẽ bắt lấy. Bơi cũng được cho là nguy hiểm, vì các linh hồn được tin là có thể dìm chết con người. Người ta thường tránh lái xe vào ban đêm, vì sợ “va chạm”, hoặc vi phạm vào điều thiêng liêng, bởi bất kỳ điều gì sẽ dẫn tới bệnh tật hoặc điều bất hạnh. Trong khi “hồn ma” là một thuật ngữ thường được sử dụng trong suốt cả năm, nhiều người sử dụng cụm từ “thần cửa sau” hoặc “người anh em tốt” thay thế trong suốt tháng thứ 7, để không khiến cho yêu ma tức giận. Một điều khác cần tránh là lấy thức ăn đặt trên bàn thờ ăn thử, vì làm vậy sẽ dẫn đến mắc phải các “căn bệnh bí ẩn”. Bất kỳ người nào tham dự một chương trình tại các địa điểm giải trí trong nhà (getais) sẽ nhận thấy hàng ghế đầu tiên được để trống. Những chỗ ngồi này được dành riêng cho các hồn ma, và nó được coi là chỗ không tốt để ngồi. Sau khi vật cúng được đốt cho yêu ma, nên tránh việc bước lên hoặc gần khu vực đốt cháy, vì nó được xem là “mở” cho thế giới hồn ma và chạm vào nó con người có thể bị ma bắt.
Tây Tạng
Trong Phật giáo Tây Tạng, ngạ quỷ (Tib ཡི་ དྭགས་, Wyl. yi dwags, Phạn: pretas) sở hữu địa hạt được thể hiện trên bánh xe luân hồi và được biểu trưng dưới dạng giọt nước mắt hay hình cánh hoa với bụng béo phị và cổ quá nhỏ để nuốt thức ăn và nếu cố gắng nuốt lấy sẽ vô cùng đau đớn. Một vài mô tả như “miệng có kích cỡ như mắt cây kim mà dạ dày lớn như núi”. Đây là sự ẩn dụ cho sự cố gắng vô ích của con người để lấp đầy những mong muốn vật chất ảo tưởng của mình.
Theo lịch sử của Phật giáo, các yếu tố của Phật giáo Trung Quốc đi vào một cuộc đối thoại với Phật giáo Ấn Độ trên cao nguyên Tây Tạng. Sự tổng hợp đó là điều hiển nhiên khi lòng từ bi được hồi báo dưới hình thức sự ban phúc còn lại của thức ăn… dâng cúng cho các ngạ quỷ/preta trong các lễ nghi như Ganachakra/Bánh xe của sự tụ hội.
Đài Loan
Theo truyền thống, người ta tin rằng các yêu ma về viếng thăm đảo Đài Loan trong toàn bộ tháng Bảy âm lịch, vào giữa mùa hè, khi lễ hội cúng tế vong nhân được tổ chức. Cho nên, tháng Bảy được gọi là tháng cô hồn. Ngày đầu tiên của tháng được đánh dấu bằng việc mở cửa ngôi đền, tượng trưng bởi các cánh cửa địa ngục. Vào ngày thứ mười hai, đèn trên bàn thờ chính được thắp sáng. Vào ngày mười ba, diễn ra một đám rước đèn lồng. Vào ngày mười bốn, một đám rước được cử hành để thả đèn trên nước. Nhang và thức ăn được dâng cúng cho các linh hồn để ngăn cản họ về thăm nhà và tiền âm phủ được đốt cháy như một vật phẩm cúng tiến. Suốt tháng, người ta tránh phẫu thuật, mua xe hơi, bơi lội, dời nhà, kết hôn, huýt sáo và đi chơi hoặc chụp hình sau khi trời tối. Điều cũng quan trọng là những địa chỉ không được tiết lộ cho các vong hồn.
Nhật Bản
Trong Phật giáo Nhật Bản, tồn tại hai loại: gaki và jikininki. Gaki (ngạ quỷ) là hồn ma của những người đố kỵ hay tham lam, họ bị trừng phạt bởi cuộc sống trụy lạc của người thế tục, bị nguyền rủa bởi sự đói khát vô độ vì vật hay chất riêng biệt. Theo truyền thống, đây là những điều không thích thú hoặc nhục nhã, chẳng hạn như xác người chết hoặc phân, mặc dù trong các truyền thuyết gần đây, nó có thể hầu như không làm bất cứ điều gì, cho dù kỳ quái. Jikininki (thực nhân quỷ “người ăn vong hồn”) là các linh hồn của những kẻ tham lam, ích kỷ hoặc không tín ngưỡng. Cá nhân bị nguyền rủa sau khi chết phải tìm kiếm và ăn xác người chết. Chúng thực hiện điều này vào ban đêm, bới tìm các xác chết mới qua đời và thức ăn dâng cúng cho người chết. Chúng đôi khi cũng tranh giành những thứ có giá trị để ăn. Tuy nhiên, jikininki luôn than van thân trạng của mình và ghê tởm sự thèm khát thịt người chết.
Lễ hội Obon, Nhật Bản
Ngạ quỷ thường được thể hiện trong mỹ thuật Nhật Bản (đặc biệt là từ thời Heian) như những người gầy còm/hốc hác với cái bụng phồng to, miệng và cổ cực nhỏ. Chúng thường được thể hiện là những con ma liếm nước tràn trong các điện thờ hoặc là kẻ yêu ma biểu trưng cho sự đau đớn về thể xác và tinh thần cá nhân chúng. Mặc khác, chúng có thể được thể hiện như những quả bóng khói hoặc lửa.
Những tranh cuộn ngạ quỷ được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Kyoto miêu tả thế giới ngạ quỷ, sự thống khổ của những sinh vật này và chứa đựng những câu chuyện về sự cứu rỗi những hồn ma. Toàn bộ tranh giấy cuộn được chính thức công nhận là Báu vật quốc gia của Nhật Bản và nó có thể là một phần của một bộ tranh cuộn miêu tả lục đạo luân hồi được lưu giữ tại Sanjūsangen-dō.
Từ năm 657, một số Phật tử Nhật Bản đã cử hành một ngày đặc biệt vào giữa tháng Tám để tưởng nhớ đến ngạ quỷ/gaki. Thông qua những vật phẩm cúng dường và tưởng niệm (segaki), người ta tin rằng những quỷ đói có thể được giải thoát khỏi sự đau khổ của chúng.
Tuy nhiên, nói chung các ngạ quỷ được xem như là những chúng sinh có lòng trắc ẩn. Do đó, trong một số tu viện Phật giáo, chư Tăng đặt để đồ ăn, tiền bạc hoặc hoa cho chúng trước mỗi bữa ăn của mình.
1- Trung nguyên/Chūgen
Chūgen/Trung nguyên, cũng được gọi là Ochūgen (lễ Trung nguyên), là một sự kiện hàng năm tại Nhật Bản vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, khi đó người ta tặng quà cho cấp trên và người quen của mình. Khởi đầu lễ này, người ta dâng tặng những món quà đến cho linh hồn tổ tiên.
Một trong ba ngày tạo thành sangen (tam nguyên) của Đạo giáo, đôi khi nó được xem như là một zassetsu, một loại tiết nhật hội mùa theo lịch Nhật Bản.
2- Bon
Obon (đôi khi được dịch là O-bon ), hoặc chỉ đơn giản là Bon, là dị bản Nhật Bản của lễ hội vong nhân. Từ đó, nó được biến đổi theo thời gian thành những ngày nghỉ đoàn tụ gia đình: mọi người từ các thành phố lớn trở về quê hương để thăm viếng và dọn dẹp mồ mả tổ tiên.
Theo truyền thống, nó cũng bao gồm múa lễ hội được gọi là Bon Odori. Obon đã tồn tại ở Nhật Bản hơn 500 năm. Ở Nhật Bản ngày nay, nó được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 ở vùng phía Đông (Kantō), vào ngày 15 tháng 8 ở vùng phía Tây (Kansai), và ở Okinawa và đảo Amami được tổ chức như ở Trung Quốc vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.
Segaki (thí thực ngạ quỷ) là một nghi thức của Phật giáo Nhật Bản, theo truyền thống được cử hành để dừng lại/chấm dứt những đau khổ của gaki hoặc muenbotoke (người quá vãng không còn họ hàng thân thích), những yêu ma bị đau khổ/dằn vặt bởi đói khát vô độ. Ngoài ra, lễ nghi buộc họ phải quay trở lại tầng địa ngục hoặc giữ cho linh hồn của người chết rơi vào cõi của gaki. Segaki có thể được cử hành bất cứ lúc nào, nhưng theo truyền thống được thực hiện như là một phần của Urabone hàng năm (ullambana, उल्लम्बन) vào tháng 7 để tưởng nhớ đến người chết và lễ nghi segaki để đặc biệt cúng dường cho gaki hoặc muenbotoke đói khát, chứ không phải cho các vong hồn của tổ tiên quá vãng của một người.
Lễ nghi được tổ chức tại các chùa chiền Phật giáo và có tập quán đặt segaki-dana (giá để gaki) hoặc gaki-dana (kệ cho gaki) ở nhà, dâng cúng các lễ vật (thông thường là gạo và nước) cho những ma đói/ngạ quỷ lang thang trên trần thế như muenbotoke trong suốt Urabone hoặc O-bon .
Segaki đã bắt đầu như một cách để Mục Kiền Liên/Moggallana (Maudgalyayna), theo chỉ dẫn của thầy mình, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giải thoát cho mẹ khỏi gaki-do, lãnh địa gaki. Ngoài ra, Đức Phật lệnh cho Mục Kiền Liên/Moggallana thuyết giảng kinh Pháp hoa hoặc tự mình du hành đến địa ngục, một kỳ tích đã dẫn đến việc giải thoát cho tất cả gaki khỏi địa ngục và buộc các segaki phải quay trở lại địa ngục. Một câu chuyện khác kể rằng môn đệ Ananda đã được một gaki nói rằng ngài sẽ trở thành chính nó trong ba ngày sau đó; do đó ngài phải cho chúng ăn để ngăn chặn sự chuyển biến. Trong thực tế, segaki có thể là một sự tích hợp vào lễ hội của Trung Quốc để tưởng nhớ người chết.
Lễ nghi Segaki được gọi là mataka dānēs ở Sri Lanka.
Việt Nam
Lễ hội này được gọi là Tết Trung nguyên và được coi như là thời điểm để ân xá cho những linh hồn bị kết án được phóng thích ra khỏi địa ngục. Những linh hồn “vô gia cư” nên được “cho ăn” và dỗ dành với đồ ăn dâng cúng. Công đức cho người sống cũng thể hiện bằng việc phóng sinh chim và cá. Tháng âm lịch khi lễ hội diễn ra thông tục được gọi là Tháng Cô hồn – tháng của những vong hồn cô độc, và được cho là về viếng thăm và đặc biệt là không may mắn.
Do ảnh hưởng bởi Phật giáo, kỳ nghỉ này trùng khớp với Vu lan, phiên dịch tiếng Việt từ từ Ullambana.
Ngày nay, Vu lan còn được coi là Ngày của Mẹ. Những người mẹ còn sống sẽ cài một bông hồng đỏ và sẽ cảm tạ trong khi những người không còn mẹ sẽ cài một bông hồng trắng; và tham dự những phụng sự cầu nguyện cho người quá cố.
Indonesia, Singapore và Malaysia
Vào ngày 15, các buổi biểu diễn giống như hòa nhạc là một nét đặc trưng nổi bật của lễ hội yêu ma ở Singapore và Malaysia. Những buổi hòa nhạc trực tiếp này được biết như là Getai “Koh-tai” bởi cộng đồng người Hokkien/Phúc Kiến. Chúng được thể hiện bởi các nhóm ca sĩ, vũ công và các nghệ sĩ trên sân khấu được dựng tạm thời trong khu dân cư. Lễ hội được sự tài trợ bởi người dân sinh sống ở đó. Suốt một trong những “Getai” đó, được biết như là vận rủi khi ngồi ở hàng ghế đỏ phía trước, vì chúng được dành duy nhất cho các yêu ma. Nếu bất kỳ ai ngồi lên chúng, họ sẽ bị bệnh tật hoặc đau ốm, phiền não v.v…
Tại Singapore, mọi người sẽ cầu nguyện cho các yêu ma/linh hồn hoặc tổ tiên quá vãng với những món đồ cúng và hoa quả bên ngoài ngôi nhà của họ khi bắt đầu tháng thứ 7. Hầu hết các sự kiện ái quốc đều được cử hành vào tháng 7 ở Singapore, bao gồm các cuộc bầu cử toàn thể và tổng thống, Thế vận hội và diễu hành ngày Quốc khánh. Khi đó, số lượng các chuyến đi chơi được giảm thiểu.
Tại Indonesia, lễ hội phổ biến được biết đến với cái tên Cioko, hay Sembahyang Rebutan (Người cầu nguyện tranh giành). Mọi người tụ tập quanh các đền thờ và mang một lễ vật cúng tiến cho một linh hồn đã chết một cách không may mắn, và sau đó họ phân phối nó cho người nghèo. Cách mọi người tranh nhau các lễ vật chính là nguồn gốc cho tên gọi của lễ hội.
Các quốc gia theo Phật giáo Nam tông
Ở các quốc gia Phật giáo Nguyên thủy, những truyền thống liên quan đến vong hồn tổ tiên, cùng lễ nghi và lễ hội cũng diễn ra. Giống như những căn cội kinh Vu lan/Ullambana trong các quốc gia Phật giáo Bắc tông, kinh điển Theravada, Ngạ quỷ sự/Petavatthu đưa ra ý tưởng về việc dâng cúng vật thực cho quỷ đói trong truyền thống Nam tông/Theravada như là một hình thức làm phước. Trong những câu chuyện trong Ngạ quỷ sự, Mục Kiền Liên là nhân vật đóng vai trò chính trong việc khởi phát giáo thuyết trong truyền thống Đại thừa, thì Xá Lợi Phất/Sariputta đóng vai trò chính trong việc khởi phát giáo thuyết trong truyền thống Theravada. Tương tự, một dị bản của Mục Kiền Liên giải cứu Mẹ, trong đó Mục Kiền Liên/Maudgalyayana được thay thế bởi Xá Lợi Phất/Sariputta, được ghi chép trong Ngạ quỷ sự và là một phần làm cơ sở cho việc thực hành giáo thuyết này trong các quốc gia theo Phật giáo Nam tông. Ý niệm về việc dâng cúng vật thực cho quỷ đói cũng được tìm thấy trong văn học Phật giáo thời kỳ đầu, trong kinh Tirokudda Kanda/Ngoài bức tường.
Ở Campuchia, một lễ hội thường niên dài mười lăm ngày được gọi là Pchum Ben thường xảy ra vào tháng 9 hoặc tháng 10. Người Campuchia tôn kính người thân quá vãng trong gia đình đến bảy thế hệ. Các cánh cổng địa ngục được cho là mở ra trong suốt thời kỳ này và nhiều người dâng cúng vật phẩm cho các quỷ đói.
Lễ hội linh Pchum Ben là lễ hội tôn giáo Campuchia kéo dài 15 ngày, lên đến cực điểm vào ngày 15 của tháng thứ mười theo lịch Khmer, kết thúc mùa kiết hạ, nhằm ngày lễ Mãn hạ Chênh Vossa.
Đây là thời điểm mà nhiều người Campuchia thể hiện sự tôn kính người thân quá vãng trong gia đình cho đến 7 thế hệ. Các nhà sư tụng các bài kinh bằng tiếng Pali suốt đêm (liên tục, không ngủ) trong sự kiện mở đầu cho các cửa địa ngục hé mở, một sự kiện được cho là xảy ra mỗi năm một lần. Trong suốt giai đoạn này, những cánh cổng địa ngục được mở và những linh hồn người chết (preta/ngạ quỷ) được cho là đặc biệt lanh lợi. Để chống lại điều này, thức ăn dâng cúng được làm để tăng ích cho chúng, một số yêu ma có cơ hội chấm dứt giai đoạn chuộc tội, trong khi những kẻ khác lại rời khỏi địa ngục tạm thời, sau đó trở lại chịu đựng đau khổ nhiều hơn; không giải thích nhiều, những thân nhân không ở trong địa ngục (người ở trên thiên đường hay đầu thai/tái sinh) cũng thường được hình dung/tưởng tượng ra lợi lạc từ các cuộc lễ.
Trong các tự viện tôn trọng những nội dung kinh điển, việc dâng cúng thức ăn được thực hiện từ thường dân đến các tu sĩ Phật giáo (sinh sống), do đó tạo ra “công đức” gián tiếp hồi hướng cho người chết; tuy nhiên, ở nhiều tự viện, nó đi cùng với hoặc thay thế bởi các món ăn để tưởng tượng đến sự chuyển biến trực tiếp từ người sống đến người chết, chẳng hạn như đặt cơm nắm khắp nơi, hoặc vãi gạo vào một cánh đồng trống. Nhà nhân chủng học Satoru Kobayashi quan sát thấy hai mô hình hồi hướng công đức cho người chết đua tranh nhau ở vùng nông thôn Campuchia. Một số tự viện làm theo kinh điển/quy tắc giáo hội chiếm phần đa số, lớn hơn của mô hình nghi lễ cũ, và một số khác đi theo sự phổ biến (nếu không chính thống) rằng con người có thể “ăn” thì yêu ma cũng có thể ăn vật thực một cách tự nhiên.
Pchum Ben được coi là duy nhất ở Campuchia; tuy nhiên, những nghi lễ hồi hướng công đức có thể được so sánh là gần gũi với nó thấy ở Sri Lanka (nghĩa là dâng cúng thức ăn cho linh hồn quá vãng), và trong các hình thức phát triển rộng lớn của nó, thậm chí chúng có phần tương tự với lễ cúng cô hồn ngạ quỷ của Đài Loan (đặc biệt là sự nối kết với ý niệm về việc mở cửa các cửa địa ngục, Diêm vương v.v…).
Ở Lào, một lễ hội được gọi là Boun khao padap din thường diễn ra vào tháng 9 mỗi năm và kéo dài trong hai tuần. Trong suốt thời gian này, người ta tin rằng những quỷ đói được giải thoát khỏi địa ngục và bước vào thế giới của người sống. Một lễ hội thứ hai được gọi là Boun khao salak xảy ra tiếp sau khi kết thúc Boun khay padab din. Trong giai đoạn này, các vật thực dâng cúng được coi là lễ vật cúng cho những quỷ đói.
Ở Sri Lanka, vật thực dâng cúng cho các quỷ đói diễn ra vào ngày thứ bảy, hệt như một lễ nghi sau khi chết được coi là một phần của tang lễ truyền thống Sri Lanka, mataka dānēs. Sự dâng cúng này diễn ra một ngày sau khi các cá nhân mang vật thực đến dâng cúng trong vườn cho linh hồn người thân quá vãng, diễn ra vào ngày thứ sáu. Người quá vãng, có những người không đến được thế giới bên kia, cõi ngạ quỷ, khiến người trên cõi dương gian lo sợ bởi họ tin rằng sẽ gây ra nhiều bệnh tật và thảm hoạ cho người sống. Chư Tăng Phật giáo được kêu gọi cử hành nghi lễ pirit để xua đuổi những linh hồn trôi nổi đó. Nghi lễ này cũng được thực hành ở Thái Lan và Myanmar và cũng được thực hiện trong Lễ hội cúng vong hồn ở các nước châu Á khác.
Tại Thái Lan, pret (Thái: เปรต), ngạ quỷ của truyền thống Phật giáo đã trở thành một phần của văn hóa dân gian Thái Lan, nhưng được mô tả cao một cách dị thường.
Tại nước này, một lễ hội hàng năm dài 15 ngày được gọi là Sat Thai được tổ chức giữa tháng 9 và tháng 10, đặc biệt phổ biến ở miền Nam Thái Lan, nhất là ở tỉnh Nakhon Si Thammarat. Giống các lễ hội và truyền thống liên quan trong các vùng khác của châu Á, người chết được cho là quay trở lại trái đất trong mười lăm ngày này và con người dâng cúng cho họ. Lễ hội được gọi là Sat Thai để phân biệt nó với lễ hội cúng cô hồn Trung Quốc được gọi là Sat Chin trong ngôn ngữ Thái Lan.
Sat Thai (tiếng Thái : สาร ท ไทย, cũng được đánh vần là Sart Thai) là một lễ hội giữa năm trong truyền thống của Thái Lan, được tổ chức vào ngày trăng non cuối tháng mười âm lịch. Nó mang nhiều đặc điểm của thuyết vạn vật hữu linh, thuộc tính của linh hồn hoặc quỷ thần cho động vật, thực vật và các thực thể khác.
Thuật ngữ Sat xuất phát từ từ Pali sārada, có nghĩa là mùa thu. Nó đặc biệt đề cập đến mùa “khi hạt/ngũ cốc ở trong tai”: chùm hạt lúa ngã/rũ xuống, đạt kích thước tròn đầy và ngậm sữa trong những ngày trước khi thu hoạch.
Sat Thai ngày xảy ra vào cuối tháng 10 âm lịch Thái Lan. Đó là, ngày trăng khuyết 15, buổi tối. Đó là đêm Trăng non và cũng là ngày Sa-bát của Phật giáo; nhưng không phải là một trong những ngày Sa-bát đặc biệt, và không phải là một trong những ngày nghỉ lễ thế tục ở Thái Lan. Nó xảy ra ở giữa năm mới truyền thống Thái Lan đã qua và gần điểm thu phân. Đó là dịp để tạo công đức bởi sự tôn kính (บูชา buucha) các thần mùa màng, cũng như người thân đã khuất, theo truyền thống địa phương, với nhiều nghi lễ và lễ nghi khác nhau.
Ngày Sat Thai thường tương ứng với ngày bắt đầu của lễ hội ăn chay chín ngày, được nhiều người Thái gốc Hoa và một số người Thái Lan cử hành rộng rãi. Nó xuất hiện trên lịch như là “Bắt đầu lễ hội ăn chay 9 ngày” theo lời thề nguyện mà Phật tử Việt Nam hay Trung Quốc thực hiện.
Huỳnh Thanh Bình
___________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Venerable Yin-shun (1998). The Way to Buddhahood, Wisdom xb.
2- Eberhard, Stephen F (1988). The Ghost Festival in Medieval China, Princeton xb.
3- Oldstone-Moore, Jennifer (2003). Taoism, Đại học Oxford xb.
4- Baroni, Helen J. Ph.D (2002). The Illustrated Encyclopedia of Zen Buddhism, The Rosen xb.
5- Gregory, Peter N. biên tập (1995). Inquiry Into the Origin of Humanity, Đại học Hawaii xb.
6- Eberhardt, Wolfram (1958). Chinese Festivals, Abelard-Schuman xb.
7- Martin, Emily; Emíly M. Ahern (1973). The cult of the dead in a Chinese village, Đại học Stanford xb. 8- Stephen F. Teiser (1996). The Ghost Festival in Medieval China, Đại học Princeton University xb.
9- DeBernardi, Jean Elizabeth, và Jean DeBernardi (2004). Rites of Belonging: Memory, Moderninity & Identity in a Malaysian Chinese Community, Đại học Stanford xb.
10- Langer, Rita (2007). Buddhist Rituals of Death and Rebirth: Contemporary Sri Lankan Practice and Its Origins, Routledge xb, tr. 276.
11- Bandō, Shōjun biên tập (2005). “The Ullambana Sutra (Taishō tập 16, số 685)”, Trung tâm Dịch thuật và Nghiên cứu Phật giáo Numata xb, tr. 17-44.
12- Mair, Victor H. (1989). T’ang Transformation Texts, Đại học Harvard xb, tr. 17-18.
[ad_2]