[ad_1]
GNO – Một trong những dấu ấn thành tựu đậm nhất PG Bình Dương trong nhiệm kỳ qua là công tác từ thiện xã hội…
Hoạt động Phật sự ngày càng đi vào chiều sâu và có ý nghĩa. Đặc biệt, từ thiện xã hội đã thu hút nhiều giới, ngành quan tâm để chung sức giúp đỡ người khó khăn…
Những hoạt động mang tính chất tín ngưỡng, xã hội của PG không chỉ được bà con Phật tử ủng hộ mà thu hút ngày càng nhiều người đến với chùa chiền. Các đại lễ như Phật đản, Vu lan… được tổ chức trọng thể, chu đáo. Đây cũng là những hoạt động PG nhằm quảng bá đời sống tuệ giác và từ bi nhân ái của Đức Phật vào đời sống tâm linh, đạo đức của đồng bào, phật tử.
Việc trùng tu tự viện được quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh trong xã hội đang phát triển, nhiệm kỳ qua, Tỉnh hội đã đề xuất, xin ý kiến UBND tỉnh, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ và Sở Xây dựng để giải quyết, cấp phép cho 103/170 cơ sở tự viện được trùng tu và xây dựng. Đến nay, các ngôi chùa, cơ sở tự viện của PG tỉnh Bình Dương đều khang trang. Những công trình Văn hoá như tượng Phật nhập Niết bàn chùa Hội Khánh dài 52 m đã được công nhận là tượng Phật Niết bàn dài nhất nước tính đến thời điềm này; tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát, Thế Chí Bồ Tát cao 19m ở chùa Núi Châu Thới, tượng Phật Di Đà cao 25m chùa Đức Hoà… là những công trình mang đậm nét kiến trúc văn hoá đặc thù của Phật giáo Việt Nam. Đây cũng là những điểm đến tham quan của du khách gần xa…
TT. Thích Huệ Thông cho biết: “Công tác Phật sự không phải là không có khó khăn nhưng chúng tôi đã rất cố gắng làm việc hết sức mình với tinh thần đoàn kết một lòng cho sự phát triển chung của Giáo hội PG Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng. Sự đồng thuận nhất trí của các chư tôn đức, sự nỗ lực của tất cả Tăng ni, Phật tử cũng như những ai yêu quý PG đã làm nên thành công này. Mừng cho những thành tựu đạt được, chúng tôi càng phải cố gắng hơn trong nhiệm kỳ tới để củng cố tổ chức, hoạt động đồng bộ hơn để PG phát triển hơn nữa. Cụ thể; về nhân sự, chúng tôi tính đến sự kế thừa vá phát triển những người trẻ. Trong Ban trị sự người có tuổi đời trên 60, đòi hỏi có uy đức là 15 vị, tỷ lệ 28%; Từ 45-60 tuổi có 19 vị (37%); Dưới 45 tuổi có 18 vị (35%). Đây là nét mới trong nhiệm kỳ này, bởi theo tôi, xã hội phát triển rất nhanh và nếu không đào tạo được nhân lực có tính định hướng, sẽ bị hụt hẫng trong tương lai”… |
Một nét phát triển nữa là quan hệ ngoại giao, với vị thế và uy tín ngày càng nâng cao của tỉnh Bình Dương nói chung và Phật giáo tỉnh Bình Dương nói riêng, đã có nhiều phái đoàn đến thăm Phật giáo đến thăm Bình Dương. Như: Tỉnh hội đã đón tiếp đức Tulku Rinpoche, nguyên Tu viện trưởng Tu viện Sera-mey Ấn Độ đến thăm và thực hiện các nghi lễ cầu nguyện hoà bình cho Thế giới; tiếp phái đoàn đức Tăng thống Vương quốc Campuchia, Đức Tăng Thống Bangladesh, Đức Tăng thống Lào nhân chuyến viếng thăm Việt Nam…
Dấu ấn đậm nhất của PG Bình Dương vẫn là công tác từ thiện xã hội. Bởi đây là việc làm ý nghĩa, ban vui cứu khổ cho người cần giúp đỡ. Ngành Từ thiện Xã hội do Ni sư Thích nữ Pháp Như làm Trưởng Ban đã kế thừa truyền thống “người người làm việc thiện” từ những vị đi trước như cố Ni sư thích nữ Diệu Nghĩa, cố Hòa thượng Thích Minh Thiện… Trong nhiệm kỳ qua, Tỉnh hội Phật giáo, ngành Từ thiện tiếp tục vận động Tăng, Ni, Phật tử các cơ sở tự viện tham gia tích cực vào công tác từ thiện xã hội. Đó là những việc như: Chăm sóc gia đình chính sách; cứu trợ đồng bào bị thiên tai ở các tỉnh miền Trung và miền Tây; tặng quà cho đồng bào vùng cao cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học; hỗ trợ Hội người mù, Hội người cao tuổi; thực hiện các chương trình nồi súp tình thương tại các bệnh viện địa bàn tỉnh… Cụ thể: PG tỉnh nhà đã trợ giúp hơn 50 ca mổ tim, xây dựng trên 150 căn nhà tình nghĩa, tình thương… Tổng kinh phí cho công tác từ thiện toàn tỉnh lên đến gần 52,7 tỷ đồng…
[ad_2]