[ad_1]
Giác Ngộ – Hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7-11-1981 – 7-11-2011), HT.Thích Giác Quang, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Phó ban Thường trực Ban Trị sự THPG Thừa Thiên Huế đã dành cho Giác Ngộ cuộc trao đổi về những dấu ấn đã đạt được trong 30 năm qua của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như xác định rõ hướng đi đồng hành với dân tộc là hướng đi duy nhất để đưa Phật giáo Việt Nam phát triển.
– Thưa Hòa thượng, đâu là nguyên nhân để đi đến cuộc vận động thống nhất Phật giáo thành công và GHPG Việt Nam ra đời ngày 7-11-1981?.
– HT.Thích Giác Quang: Dân tộc và Phật giáo Việt Nam đã trải qua những đêm trường đen tối đầy đau thương tủi nhục, luôn bị các thế lực ngoại bang phân hóa chia rẽ. Bởi vậy, ước vọng sâu xa nhất của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam là nước nhà được độc lập thống nhất, Phật giáo được sum vầy, Bắc Nam một nhà. Sau sự kiện trọng đại nhất của lịch sử là ngày 30-4-1975, bao ước vọng đã trở thành hiện thực, và thực tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ra đời vào ngày 7-11-1981.
Thời gian chuẩn bị là một quá trình đầy tế nhị để có sự thống nhất cao của cả 9 tổ chức và hệ phái Phật giáo của hai miền Nam Bắc.
Ngoài tâm nguyện của chư tôn đức trong Ban Vận động Thống nhất PGVN phải thực hiện đúng ước vọng của Tăng Ni, Phật tử, quý ngài đã sáng suốt mở ra một hướng đi khế cơ, khế thời cho Giáo hội “Đạo pháp -Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Chúng ta tôn trọng thiện chí của Nhà nước đã đáp ứng mọi nhu cầu của Phật giáo. Ước nguyện – đường hướng và thiện chí là những nguyên nhân đưa cuộc
– Xin Hòa thượng cho biết cảm nghĩ và ghi nhận dấu ấn phát triển của Giáo hội trong 30 năm qua là gì?
– Chúng ta có thể nói hình thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một sự kiện đánh dấu ngày thống nhất Phật giáo cả nước, là mốc son trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam khởi đầu bằng điều kiện tốt đẹp như vậy nên thời gian 30 năm qua là một quá trình phát triển toàn diện vững chắc. Trong 30 năm ấy dấu ấn phát triển mà theo chúng tôi ấn tượng nhất đó là sự quân bình giữa Phật giáo hai miền Nam Bắc.
Vì điều kiện lịch sử nên đã có sự chênh lệch do Phật giáo miền Bắc phải hy sinh sức người sức của cho cuộc chiến giành độc lập. Sự quân bình là điều kiện tốt cho sự nghiệp đoàn kết hòa hợp và phát triển, bởi vậy 30 năm này Phật giáo miền Bắc đã có điều kiện tốt nhất cho việc xây dựng cơ sở tự viện và nhất là đào tạo nhân sự, đó là hướng đi, là bước phát triển tốt đẹp nhất cho một Giáo hội Phật giáo Việt Nam toàn diện.
– Việc làm của Giáo hội chúng ta trong thời đại hiện nay để thực sự đưa đạo Phật trở thành là đạo của dân tộc?
– Thật sự Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo của dân tộc rồi, chứ không đợi đến bây giờ chúng ta phải làm thì Phật giáo mới trở thành đạo của dân tộc. Do trải qua một giai đoạn đen tối, trước nạn ngoại xâm, trước nạn xâm thực các tôn giáo của thực dân làm cho Phật giáo bị suy yếu. Chính vì vậy mà Phật giáo bị xem không còn là đạo của dân tộc, nhưng thực sự Phật giáo mãi tiềm tàng trong máu thịt của mọi người dân nên Phật giáo là đạo của dân tộc, là nền tảng để xây dựng đạo đức cho dân tộc Việt Nam.
Hình ảnh ngôi chùa làng cho đến những nghi thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng Phật giáo luôn luôn ăn sâu vào trong đời sống của người dân nên Đạo pháp và Dân tộc đã có sự gắn bó bất khả phân. Chúng tôi nghĩ rằng không có giai đoạn nào Phật giáo gắn liền với dân tộc hơn giai đoạn này.
Thời đại chúng ta, những hệ quả sau thời bị ngoại thuộc còn đó, nhất là trên lãnh vực tín ngưỡng. Vậy chúng ta phải làm gì để Phật giáo mãi tồn tại trong lòng dân tộc, mãi là thành trì bảo vệ quê hương? Phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là kim chỉ nam dạy chúng ta phải làm gì và làm như thế nào? Phật giáo luôn tồn tại trong sự tồn tại của dân tộc.
Con đường mà dân tộc chúng ta đang đi để xây dựng đất nước là xã hội chủ nghĩa – một hướng đi phù hợp với giáo lý vô ngã vị tha của Phật giáo.
Người tu sĩ Phật giáo phải khẳng định chúng ta là những người xuất gia tu hành, chúng ta phải phục vụ dân tộc trong tinh thần Đức Phật là “xả ly”. Chúng ta phải phục vụ như một nghệ sĩ xiếc giữa ngã ba đường, luôn hết sức trong vai trò của mình, nhưng khi đã làm xong nhiệm vụ thì thong dong tự tại, không bao giờ vướng bận gì nữa. Phải nói rằng nếu Phật giáo nhập thế thì phải nhập thế trong tinh thần đó để nâng cao đời sống tinh thần đạo đức cho dân tộc.
Chúng tôi nghĩ, người tu sĩ Phật giáo chúng ta hoàn toàn không làm chính trị nhưng chúng ta phải có quan điểm chính trị rõ ràng, chúng ta phải biết chọn con đường nào là con đường mà dân tộc đang đi, chúng ta phải hoàn toàn đồng hành với dân tộc. Đồng hành với dân tộc có nghĩa là đồng hành với quốc gia xã hội, đồng hành với thể chế đang hướng dẫn đất nước này, đang xây dựng đất nước này một cách rất hòa bình và phát triển.
Vậy chúng ta phải đồng hành với dân tộc trong tinh thần vô ngã vị tha, như vậy chúng ta mới xây dựng đạo pháp một cách hữu hiệu nhất để Phật giáo vẫn mãi là đạo của dân tộc Việt Nam.
[ad_2]
Source link