[ad_1]
GNO – Chôl Chnăm Thmây, còn gọi là lễ chịu tuổi, Tết năm mới của người Khmer ở Nam Bộ. Đây là dịp đồng bào thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, sum họp đoàn tụ của các thành viên trong gia đình và tưởng nhớ tổ tiên quá vãng.
|
Đón Tết cổ truyền tại chùa Candaransi (quận 3, TP.HCM) năm nay không chỉ có bà con Khmer, mà có nhiều bạn trẻ, bà con người Kinh cũng đến chùa tìm hiểu nét đẹp văn hóa đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
|
|
Chị Kheang Sovanmony và anh Pork Panha, người Campuchia đang sống và học tập tại Việt Nam đến chùa Candaransi cầu nguyện trong ngày lễ Tết Chôl Chnăm Thmây |
|
Trong ngày đón chư thiên hộ trì năm mới, chư Tăng hướng dẫn bà con người Khmer thực hành các nghi thức lễ bái Tam bảo và đón rước vị thần năm mới
|
|
Năm nay là năm của chư thiên Tân Quảng Thế Thiên, con gái thứ năm của của Đại Phạm Thiên Kapila
|
|
Người Khmer thường mang theo lễ vật nhang đèn, trái cây vào chùa làm lễ cúng Phật, cúng tổ tiên trong ngày này
|
|
Sự kính cẩn và niềm tin vào Đức Phật luôn được người dân Khmer mang theo trong suốt cuộc đời của mỗi người
|
|
Cụ bà Nguyễn Kim Cúc, 81 tuổi, ngụ tại quận Phú Nhuận, dẫn theo người thân của mình đến thắp nhang tưởng nhớ hương linh chồng mình trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây. Đây là việc trọng đại đối với bà cũng như con cháu trong năm, giúp các thế hệ sau luôn nhớ về người đã mất
|
|
Đây cũng là dịp mà các bậc cha mẹ Khmer thường dẫn con cái của mình đến chùa lễ Phật, vui chơi và giúp chúng tiếp xúc dần với văn hóa truyền thống của mình
|
|
Các em cũng được cha mẹ chỉ dạy phát tâm cúng dường đến Tam bảo để được nhiều phước báu. Một em bé sau khi được mẹ hướng dẫn đang cố gắng để số tịnh tài vào thùng công đức
|
|
Vào ngày Tết thứ hai, buổi sáng các gia đình Phật tử làm lễ dâng cơm cho các sư sãi. Tục này gọi là lễ “đặt bát” trong văn hóa của người Khmer
|
|
Sau khi thọ thực, các nhà sư, đáp lại bằng lễ tạ ơn cho những người làm ra hạt thóc, cũng như đưa những vật thực đến những linh hồn thiếu đói chưa được siêu thoát, tiếp theo là các sư làm lễ chúc phúc cho các Phật tử
|
|
Đêm đến, các nhà sư tổ chức thuyết pháp để giúp mọi người hiểu rõ hơn giáo lý của Đức Phật. Với một người Phật tử chân chính thì đến chùa không chỉ vui chơi mà còn là dịp để thân cận chư Tăng, học hỏi kinh điển để nuôi dưỡng thân và tâm của mình
|
|
Một nhà sư trẻ đang thực hiện nghi lễ ban phước lành đến các Phật tử đang lắng nghe thuyết pháp |
|
Lễ “Đắp núi cát” vô cùng quan trọng đối với bà con Khmer trong dịp Tết này. Đây là hành động vừa thể hiện lòng thành kính tưởng nhớ tổ tiên, vừa tích công đức để cuộc sống hiện tại và lai sinh được tốt đẹp hơn.
|
|
Giao lưu văn nghệ giữa người dân Khmer với nhau là nét đặc sắc không thể thiếu trong ngày Chôl Chnăm Thmây. Việc này không chỉ tăng thêm sự đoàn kết mà còn giúp họ lưu giữ các truyền thống quý báu của tổ tiên |
|
Tinh thần cởi mở, hòa đồng và hết lòng vì Tam bảo là điều mà người Khmer luôn gìn giữ
|
|
Sự cho đi cũng khiến họ nhận lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Một em bé được vị sư đeo dây đỏ may mắn với lời chúc sức khỏe và nhiều niềm vui |
|
Ngày Tết thứ ba là ngày lễ tắm Phật, được tổ chức theo nghi lễ dùng nước tinh khiết có ướp nước hoa cùng nhang đèn cúng Phật
|
|
Các sư sau khi đọc tụng những câu kinh chú nguyện thì sẽ thực hiện nghi thức tắm Phật
|
|
Ý nghĩa của tắm Phật đó là rửa sạch bụi trần, làm trôi đi những điềm gở của năm cũ và cầu cho năm mới trong sạch hơn, tinh khiết hơn, cũng là đưa tiễn những cái nóng khô của năm cũ và nghinh tiếp nước của mùa mới |
|
2 em bé đang thành kính tắm Phật để cầu nguyện Đức Phật gia hộ và che chở |
|
Sau khi tắm Phật là tắm cho các nhà sư cao niên. Trong văn hóa người Khmer, lễ tắm này tượng trưng cho lễ chúc phúc, chúc thọ cho các vị sư lớn tuổi trong năm mới
|
|
Ở một số chùa, mọi người đến dự lễ cùng té nước vào nhau để chúc mừng và cầu may mắn
|
|
Sau nghi lễ, các con cháu mời ông bà, cha mẹ đến để tạ lễ, xin tha thứ những lỗi lầm, thiếu sót trong năm cũ, để sang năm mới mọi người trong gia đình phấn đấu tốt hơn
|
|
Thấm nhuần triết lý của Phật giáo nên Tết Chôl Chnăm Thmây là dịp để đồng bào Khmer “làm phước.” Chính điều này làm nên vẻ đẹp tâm hồn cao quý và tính cách hiếu hòa của đồng bào Khmer Nam Bộ
|
Nhã An – Quảng Đạo/Báo Giác Ngộ
[ad_2]
Source link