[ad_1]
Nhà văn hóa Thăng Long không còn nữa, nhưng còn chùa Thiên Việt? Cộng đồng người Việt phải làm gì để gìn giữ hay xây dựng mới ? Kí giả Jakub Chełmiński, người đã có nhiều bài báo rất trung thực và thân thiện về cộng đồng người Việt tại Vác sa va không giấu sự nối tiếc và hoài niệm.
Trung tâm văn hóa Việt Nam (Nhà văn hóa Thăng Long thường được người Ba Lan gọi tắt như vây- ND) đã không hoạt động từ mấy tháng nay, tuần qua người ta cũng đóng cửa chùa.
Từ vài tháng nay cổng vào Trung tâm văn hóa Việt Nam bị khóa kín. Chỉ vài năm trước thôi tại đây sinh hoạt náo nhiệt, rộn ràng. Người Việt Nam gặp gỡ nhau ở đây nhân dịp các ngày lễ tết và hàng ngày sau giờ làm việc.
Chỉ còn lại khói hương
Vào mùa thu người ta đã cắt điện tại trung tâm. Hơn nữa giám đốc lâu năm của trung tâm lại lâm bệnh, ông ta đã phải trở về quê hương để điều trị. Người ta đã đóng cửa Trung tâm, nhưng thật ra thì Trung tâm cũng chẳng có lí do gì để tồn tại ở đây.
Sau khi đóng cửa Trung tâm, những người Việt Nam có tuổi còn thường tập trung tại chùa. Mới hai tuần trước đây thôi họ còn mang thức ăn, hoa quả đến thờ cúng, đốt hương. Họ nói nhỏ với nhau rằng dòng chữ “Thiên Việt” (bầu trời Việt Nam) phải gỡ bỏ đi thôi. “Chúng tôi biết rằng nơi này không phải là nơi cố định” – ông Hà Minh Hiển – Chủ Tịch hội Người Việt Nam yêu đạo Phật nói với chúng tôi cách đây hai tuần.
Đúng một tuần trước đây người ta đã đóng cửa chùa. Chủ sở hữu khu đất, công ty Port Praski đòi tiền thuê mà Trung tâm đang mặc nợ. Ông Hà Minh Hiển còn muốn thử đàm phán, nhưng hiện không có kết quả gì.
Những người Việt Nam công nhận rằng họ đang tìm kiếm đất để xây chùa mới, nhưng chắc còn phải lâu mới được. Về kế hoặch xây chùa chúng tôi đã viết bài trên báo “Gazeta Wyborcza” đã từ sáu năm trước và chưa có gì ngã ngũ cả.
Trải qua mấy năm đó địa điểm mà người Việt Nam muốn tìm một mảnh đất thuận lợi để xây chùa cũng thay đổi. Trước đây họ nói rằng họ muốn xây tại quận Praga. Bây giờ họ chỉ quan tâm đến đất ở vùng Wolka Kosowska. Và tại đây nhu cầu tâm linh của họ cũng phải được thỏa mãn.
Chẳng bao lâu nữa sau 20 năm sự có mặt của người Việt Nam tại quận Praga có thể sẽ chẳng để lại dấu vết nhìn thấy được. Trừ khi là trong viện bảo tàng. Bà Jolanta Wisniewska, giám đốc Viện bảo tàng Praga đang được thành lập, thừa nhận rằng đã nói chuyện với đại diện cộng đồng Việt Nam về việc bảo quản một phần các hiện vật của Trung tâm Văn hóa Việt Nam. Sau cánh cổng đóng kín vẫn còn các quần áo, nhạc cụ dân tộc mà người ta dùng trong các buổi biểu diễn và các lễ cưới Việt Nam. Bây giờ còn cần phải chăm sóc các tượng Phật của chùa. “Chúng tôi muốn giúp đõ. Viện bảo tàng muốn nhấn mạnh đến tính đa văn hóa của quận Praga” – bà Wisniewska nói. Điều đó có nghĩa là một phần hiện vật trưng bày là về người Việt ?- Điều này chúng tôi chưa biết được, ý tưởng phương thức chương trình, nội dung (của viện bảo tàng- ND) mới đang được hình thành.
Nhu cầu xây chùa tại Ba Lan đã được bàn thảo trong cộng đồng người VN tại Ba Lan từ 10 năm trước. Xuất phát từ yêu cầu của các cụ già cao tuổi tại Ba Lan (trong đó có các bác sỹ, giáo viên, sỹ quan quân đội, giáo sư về hưu…) và những Việt kiều sống định cư hẳn ở Ba Lan muốn cho cha mẹ yên lòng và bớt hưu quạnh. Ban thành lập chùa đã liên hệ học hỏi các chùa Viên Giác (Đức), chùa Pháp Hoa (Úc), chùa Khánh Anh (Pháp), Giáo hội Phật giáo Việt Nam….do Thượng tọa Thích Minh Trí (trụ trì chùa Thanh Trì – Hà Nội và chùa Vĩnh Phúc – Hà Nội đỡ đầu mua sắm, tư vấn và khai quan chùa. Chùa Thiên Việt được thiết kế nội thất rất đẹp và cầu kỳ, nắn nót.
Tới nay chùa hoạt động tốt, tự lo đủ chi phí cho chùa, trong chùa có bàn thờ Vong, nhiều người đã đem ảnh cha mẹ, người thân nên chùa để thờ cúng, thậm trí có cả 1 lọ tro của ai có số phận không may mắn gửi lại chùa. Tới nay không may khu đất đó bị giải tỏa, chủ cho thuê đất cũng đang bị phá sản…Trong lúc khó khăn đã có người hiến tặng máy phát điện, đèn bão…cho nhà chùa. Có người tình nguyện trông coi quét dọn hàng ngày.
[ad_2]
Source link